5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
3.1.6 Về hệ thống kho bãi
Cơ sở giải pháp
Kho bãi là một bộ phận thiết yếu đối với các công ty thương mại hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, là nơi cất giữ sản phẩm khi cần thiết.Vai trò của kho bãi giúp tập hợp, lưu trữ các sản phẩm, giúp ứng phó với các thay
đổi của thị trường. Kho bãi giúp giảm được các chi phí và thời gian vận chuyển. Hiện tại công ty VEGETEXCO không có kho bãi.
Điều kiện giải pháp
Công ty lên đầu tư mở ra hệ thống kho hàng vừa và nhỏ. Lựa chọn vị trí kho một cách thích hợp, tiện cho việc vận chuyển hàng hóa.
Khi tiến hành xây dựng hệ thống kho bãi công ty cần phải chú ý đến các vấn đề như: vị trí kho, độ thông thoáng, khả năng chứa hàng… sao cho phù hợp với năng lực hiện tại của công ty.
Công ty có thể chọn một số vị trí ngoại thành gần khu vực các cảng biển. Vị trí này tiết kiệm chi phí hơn so với đặt kho ở trong thành phố và dễ dàng cho việc vận chuyển đến các cảng.
Kết quả giải pháp
Kho bãi sẽ giúp công ty mỗi khi hàng hóa có gặp sự cố chưa thể xuất khẩu hoặc nhập khẩu thì có thể đem về kho công ty lưu trữ, tránh phải thuê kho bãi làm gia tăng chi phí. Đồng thời công ty có thể tích trữ được hàng hóa mỗi khi giá hạ nhằm đầu cơ. Vì các nhà sản xuất ở Việt Nam thì chỉ chiệu giữ giá trong thời gian rất ngắn gây khó khăn trong việc giao dịch với khách nước ngoài.
3.1.7 Về việc đẩy mạnh áp dụng thƣơng mại điện tử Cơ sở giải pháp
Thương mại điện tử được xem như “ chiếc chìa khoá ” giúp Việt Nam nhanh chóng phát triển, hội nhập nhanh vào nền kinh tế thế giới. Việc áp dụng thương mại điện tử giúp cho các doanh nghiệp cung cấp các thông tin về sản phẩm, bảng báo giá, bao bì, đóng gói…cho khách hàng một cách dễ dàng, nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí lẫn thời gian.
Bên cạnh đó, thương mại điện tử còn giúp số lượng khách hàng tăng lên đáng kể và duy trì khách hàng hiện có bằng hình thức kinh doanh 24/7, mở
rộng vùng kinh doanh không chỉ ở địa phương mà còn có thể bán ra trên toàn cầu.
Tuy nhiên việc áp dụng thương mai điện tử ở công ty VEGETEXCO còn khá yếu. Web site của công ty chỉ ở mức độ sơ khai chưa thể hiện được nhiều thông tin và chưa tạo được sự hấp dẫn cần thiết.
Điều kiện giải pháp
Để xây dựng thương mại điện tử tốt công ty cần có một bộ phận chuyên phụ trách về vấn đề này. Các công việc cần thiết để đẩy mạnh thương mại điện tử như :cập nhật website công ty thường xuyên, tham gia quảng cáo trên nhiều website khác, tham gia trên các diễn đàn có liên quan đến ngành nghề của công ty…
Kết quả giải pháp
Việc đẩy mạnh thương mại điện tử bước đầu sẽ tốn thêm các khoản chi phí cho công ty nhưng về sau đem lại rất nhiều lợi ích. Hình ảnh của công ty sẽ được mở rộng, điều này đem tới danh tiếng cũng như đem lại cho công ty thêm nhiều khách hàng, giúp công ty mở rộng thị trường xuất khẩu.
3.1.8 Về hệ thống thiết bị của công ty Cơ sở giải pháp Cơ sở giải pháp
Trong thời đại bùng nổ về khoa học kỹ thuật và việc ứng dụng các công nghệ vào mọi mặt của cuộc sống thì trang thiết bị hiện đại là công cụ để giúp các doanh nghiệp thực hiện công việc của mình một cách nhân chóng và đạt hiệu quả cao.
Trong khi hệ thống thiết bị của công ty đã khá lỗi thời . Nhất là máy vi tính, nhiều khi xảy ra tình trạng xử lý chậm hoặc không thể hoạt động khiến công việc bị nghẽn lại. Nhiều màn hình quá nhỏ và mờ khiến cho việc kiểm tra các giấy tờ khó khăn dẫn tới tình trạng bị sai nhiều khi phải tốn thời gian và chi phí để sửa lỗi các giấy tờ.
Công ty lên trích ra một khoản để nâng cấp các thiết bị nhằm phục vụ công việc một cách tốt hơn. Loại bỏ các bộ máy tính đã quá lỗi thời, nâng cấp đường tuyền mạng tốt hơn.
Máy móc thiết bị là những công cụ giúp cho công ty có thể vận hành được.Những công cụ tốt sẽ giúp giảm thời gian làm việc, tăng cao năng suất của công ty.
Kết quả giải pháp
Sử dụng các thiết bị hiện đại, tiên tiến sẽ giúp nhân viên công ty gia tăng năng suất và đạt nhiều hiệu quả trong công việc. Ngoài ra còn giúp giảm thời gian sử lý giấy tờ và đẩy nhanh tiến độ của công việc.
3.2 Một số kiến nghị
3.2.1 Kiến nghị đối với Nhà nƣớc và Hiệp hội Rau quả
Đẩy mạnh các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và trách nhiệm trong quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của mỗi doanh nghiệp. Giảm bớt nhiều thủ tục hành chính rườm rà nhằm tiết kiệm thời gian.
Xây dựng các vùng trồng rau quả chất lượng cao, hợp tiêu chuẩn vệ sinh quốc tế tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu. Song song đó phải có các chính sách hỗ trợ nhằm đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.
Nhà nước cùng Hiệp hội Rau quả phải phối hợp chặt chẽ chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ nông dân sản xuất sản phẩm. Đồng thời làm cầu nối giữa các doanh nghiệp sản xuất, các doanh nghiệp xuất khẩu với người nông dân nhằm đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ.
Giảm bớt các tình trạng “Một cổ nhiều tròng” một mặt hàng do nhiều bộ quản lý gây sự chồng chéo không thống nhất làm khó khăn cho doanh nghiệp. Đẩy mạnh thương mại quốc gia, tổ chức nhiều cuộc giao lưu, hội chợ nhằm giúp các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng trong và ngoài nước. Thường xuyên cung cấp các thông tin về thị trường xuất khẩu, sự
biến động các thị trường, các rào cản gặp phải để giúp các doanh nghiệp xây dựng được chiến lược kinh doanh hợp lý.
3.2.2 Kiến nghị đối với công ty
Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước thì sự nỗ lực, phấn đấu của công ty đóng vai trò quyết định đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Công ty cần có chiến lược nhằm xây dựng thương hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty với các đối thủ khác.
Nâng cao trình độ hiểu biết về luật pháp quốc tế, quan tâm theo dõi các chính sách thương mại, tình hình của các thị trường, nắm bắt các rào cản thương mại và các chích sách bảo hộ để có chiến lược phù hợp.
Mở rộng và giữ vững mối quan hệ với các nhà sản xuất trong nước. Chủ động tự sản xuất các mặt hàng chủ lực, đảm bảo được nguồn hàng hóa. Kiểm tra kỹ chất lượng của hàng hóa để phù hợp với các hợp đồng xuất khẩu.Tăng cường khảo sát, nghiên cứu thị trường, đa dạng hóa sản phẩm từ đó kiếm thêm nhiều thị trường cho công ty.
KẾT LUẬN
Xuất khẩu là một nội dung rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc đẩy mạnh xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu, phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống dân sinh. Với ý nghĩa đó, Đảng và Nhà nước cũng đang thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng mạnh vào xuất khẩu, trong đó ngành chế biến lương thực- thực phẩm và rau quả cũng chính là ngành hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.
Với điều kiện kinh tế thị trường ngày càng mở rộng, vấn đề hiệu quả luôn được quan tâm hàng đầu. Những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ được khả thi hơn nếu có sự kết hợp hỗ trợ của bộ máy Nhà nước và cơ quan chính phủ.
Trong bối cảnh này công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Rau quả đã luôn luôn cố gắng đi lên , ngày càng hoàn thiện mình hơn . Góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng rau quả của các doanh nghiệp Việt Nam, hoàn thiện hình ảnh của sản phẩm rau quả Việt Nam trong con mắt người tiêu dùng trên thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách
GS.TS Võ Thanh Thu, Th.S Ngô Thị Hải Vân (2010). Kinh tế và phân tích
hoạt động kinh doanh thương mại. Nhà xuất bản Tổng hợp. TP.HCM.
Internet
Lê Ngọc Hải. Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu, 17/07/2013, http://voer.edu.vn/m/khai-niem-va-vai-tro-cua-hoat-dong-xuat-
khau/ecf8d242
Phạm Thành Hải. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, 17/07/2013, http://voer.edu.vn/m/nhan-to-anh-huong-den-hoat-dong- xuat-khau-cua-doanh-nghiep/dff1d886
Luận văn
Lâm Thị Bạch Tuyết (2011). Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản của
công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu thủy sản Cần Thơ CASEAMEX, Luận văn
PHỤ LỤC
Stt Tên phụ lục
1 Thống kê kim ngạch xuất khẩu tại các thị thường năm 2011 2 Thống kê kim ngạch xuất khẩu tại các thị thường năm 2012 3 Thống kê kim ngạch xuất khẩu tại các thị thường năm 2013 4 Thống kê kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng năm 2011 5 Thống kê kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng năm 2012 6 Thống kê kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng năm 2013