5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
1.4.1.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Đây là nhân tố thuộc về doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể kiểm soát và điều chỉnh nó theo hướng tích cực nhằm phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của mình. Có thể kể đến các nhân tố sau:
- Trình độ năng lực lãnh đạo và quản trị kinh doanh của ban giám đốc doanh nghiệp.
Đây là nhân tố hết sức quan trọng, quyết định đến sự thành công trong kinh doanh của một doanh nghiệp. Trình độ và năng lực quản trị của ban giám đốc doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp có được các chiến lược kinh doanh đúng đắn, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tận dụng được các cơ hội của thị trường quốc tế trên cơ sở khả năng vốn có của mình.
- Trình độ và năng lực kinh doanh xuất khẩu của đội ngũ cán bộ kinh doanh trong doanh nghiệp.
Cán bộ kinh doanh là những người trực tiếp thực hiện các công việc của quá trình xuất hàng hoá. Vì vậy, trình độ và năng lực trong hoạt động xuất khẩu của họ sẽ quyết định tới hiệu quả công việc, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp.
- Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Biểu hiện ở quy mô vốn hiện có và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Năng lực tài chính có thể làm hạn chế hoặc mở rộng các khả năng khác của doanh nghiệp, vì vốn là tiền đề cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp
Đây là yếu tố có tác động không nhỏ tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .Nếu chiến lược kinh doanh không phù hợp làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ dẫn đến phá sản còn doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh phù hợp, đúng hướng sẽ phát triển tốt.
- Trang thiết bị, máy móc và công nghệ của doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu thì tình trạng thiết bị và công nghệ có ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp. Nó là yếu tố thể hiện năng lực sản xuất của mỗi doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, giá thành và giá bán của doanh nghiệp.
Với một doanh nghiệp có trang thiết bị tốt và công nghệ hiện đại sẽ nâng cao được sức cạnh tranh cả trong nước lẫn thị trường quốc tế.
1.4.2Các nhân tố từ nƣớc ngoài
Đây là các nhân tố nằm ngoài phạm vi kiểm soát của quốc gia, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Có thể kể đến các nhân tố sau:
- Tình hình phát triển kinh tế của thị trƣờng xuất khẩu
Tình hình phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng xuất khẩu, do đó có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Các nhân tố phản ánh sự phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thu nhập của dân cư, tình hình lạm phát, tình hình lãi suất…
- Tình hình chính trị, hợp tác quốc tế
Nó biểu hiện ở xu thế hợp tác giữa các quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến sự hình thành các khối kinh tế, chính trị của một nhóm các quốc gia, do đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp.
Có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu của khách hàng, do đó ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng của khách hàng và ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
- Chính sách thƣơng mại của các quốc gia có thị trƣờng xuất của doanh nghiệp
Một chính sách thương mại của một quốc gia có thể làm hạn chế hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường đó. Một quốc gia có chính sách thương mại tự do sẽ giúp cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trường quốc gia đó được thực hiện một cách dễ dàng hơn và thường mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngược laị, một quốc gia có chính sách thương mại khắt khe thì sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện xuất khẩu sang thị trường này.
- Mức độ cạnh tranh của thị trƣờng quốc tế
Biểu hiện qua sức ép từ phía các doanh nghiệp, các công ty quốc tế đối với doanh nghiệp khi cùng tham gia vào một thị trường xuất khẩu nhất định. Sức ép này càng lớn thì càng gây khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn thâm nhập, duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu cho mình.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Ngày nay, vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu hướng tất yếu và là điều kiện không thể thiếu cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Trong quá trình hội nhập kinh tế đang diễn ra sôi động như hiện nay, thì kinh doanh xuất khẩu là một hoạt động kinh tế chủ lực, có vai trò quan trọng tạo ra tiền đề, cơ sở vật chất cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giúp thúc đẩy nhanh chóng và quyết định thành công, cho công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế trong khu vực và trên toàn thế giới. Hoạt động xuất khẩu được diễn ra trên khắp các lĩnh vực từ xuất khẩu hàng hóa tiêu dùng tới tư liệu sản xuất, từ máy móc thô sơ cho đến các thiết bị công nghệ hiện đại, từ hàng hóa hữu hình cho tới hàng hóa vô hình… tất cả nhằm phục vụ cho lợi ích của các công ty hoặc của quốc gia.
Đối với nước ta hiện nay, trong quá trình hội nhập với kinh tế của thế giới thì việc đẩy mạnh xuất khẩu là vấn đề vô cùng cần thiết và được nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Tuy nhiên để thành công trong xuất khẩu hàng hóa không phải là một vấn đề đơn giản. Phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Chính vì thế một doanh nghiệp muốn thành công trong lĩnh vực xuất khẩu thì phải phân tích kỹ tình hình xuất khẩu của công ty cũng như các tác động đến khả năng xuất khẩu của công ty để từ đó đưa ra những chính sách, đường lối phát triển phù hợp cho doanh nghiệp.
CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ VEGETEXCO GIAI ĐOẠN 2011-2013 2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Rau quả -
VEGETEXCO
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty VEGETEXCO với tên chính thức là Công ty CP XNK Rau quả, là một đơn vị kinh doanh trực thuộc Tổng công ty Rau Quả Việt Nam.
Hình thức: Công ty Cổ phần Nhà nước.
Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN XNK RAU QUẢ TP. HCM. Địa chỉ giao dịch: 24 Trương Định-Phường 6-Quận 3-TP. HCM
Điện thoại: 8.299.546 Fax: 848.8294.404 Website: www.vegetexcohcm.com.
Tổ chức tiền thân của Công ty CP XNK Rau quả - VEGETEXCO HCMC là Công ty Đồ hộp Miền Nam, ra đời theo quyết định số 28C/LTTP/TC ngày 12/08/1976. Nhiệm vụ của công ty là trực tiếp quản lý các cơ sở sản xuất đồ hộp của địa phương tại các tỉnh phía Nam.Đến18/09/1981, Bộ Công Nghiệp Thực Phẩm đã ra quyết định số 622/CNTP/TCQL chuyển Công ty Đồ hộp Miền Nam thành Liên hiệp các xí nghiệp Đồ hộp Miền Nam ( gọi tắt là Liên hiệp Đồ hộp II).
Trước năm 1975, phạm vi hoạt động của Công ty VEGETEXCO chủ yếu là ở Miền Bắc nhưng do diều kiện tự nhiên 2/3 sản lượng rau quả chủ yếu được cung cấp từ Miền Nam. Cho đến năm 1986, khi hoạt động kinh doanh xuất khẩu của xí nghiệp ngày càng phát triển và nhu cầu rau quả trên thị trường tăng thì Bộ Công Nghiệp Thực Phẩm quyết định thành lập chi nhánh của Tổng Công ty XNK Rau quả tại TP. HCM để thúc đẩy phát triển của công ty tại khu vực phía Nam.
Tháng 3/1988 do yêu cầu của hoạt động kinh doanh và quy định xác nhập tổ chức của Nhà nước thì VEGETEXCO của TP. HCM gồm 3 doanh nghiệp sau đây ghép lại:
- Công ty Đồ Hộp 2.
- Công ty Rau Quả TW tại phía Nam.
- Công ty Xuất nhập khẩu Rau QuảViệt Nam.
Từ đó VEGETEXCO thuộc Bộ Nông Nghiệp và Công Nghiệp Thực Phẩm. Đến năm 1995 có một số thay đổi và hiện nay VEGETEXCO thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. Chi nhánh Công ty xuất nhập khẩu Rau Quả tại TP, Hồ Chí Minh là đơn vị có tư cách pháp nhân đối nội và đối ngoại trong hoạt động xuất nhập khẩu, tập trung khai thác nguồn hàng rau quả từ các tỉnh phía Nam, trong đó có 4 nhà máy sản xuất đóng hộp, 3 nông trường chuyên canh và 2 xí nghiệp cung ứng rau quả.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, ngành rau quả cũng trở thành ngành có thị trường rộng lớn trên thế giới. Bên cạnh đó Việt Nam là một quốc gia được thiên nhiên ưu đãi có nhiều loại trái cây nhiệt đới cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên nguồn cung về nông sản ngày càng gia tăng đòi hỏi thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng. Xuất phát từ những yêu cầu đó Công ty VEGETEXCO HCMC ngày càng khẳng định hơn nữa vai trò của mình trên thị trường trong nước và thế giới.
2.1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Rau quả - VEGETEXCO chuyên khai thác mọi tiềm năng sản xuất, chế biến các mặt hàng rau quả và nông sản của Việt Nam để xuất khẩu sang thị trường các nước để thu vào ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu chung của nền kinh tế.
Thu mua nông sản của các doanh nghiệp đầu mối để xuất khẩu trực tiếp cho các đối tác nước ngoài.Phối hợp với các đơn vị kinh doanh sản xuất trong nước để hỗ trợ cho nhau trong việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản.Hoạt động
kinh doanh đa dạng với nhiều thành phần khác nhau để hỗ trợ thêm cho các mặt hàng rau quả nhằm kiếm nhiều lợi nhuận.
Mặt hàng xuất khẩu :
Nhóm rau quả tươi: chuối tươi, thanh long, chôm chôm, măng cụt, dưa hấu, bưởi…Các loại rau quả như hành tây, hành đỏ, cà rốt, cải bắp, rau quả các loại…
Nhóm rau quả chế biến: dứa hộp, chôm chôm hộp, chuối sấy…; các loại nước trái cây đóng hộp, đông lạnh, cô đặc như đu đủ, chuối, xoài, dứa…
Nhóm hàng nông sản gia vị: hạt điều, cà phê, tiêu, đậu phộng, đậu nành, mè, nấm rơm, gạo, ớt…
Mặt hàng nhập khẩu :
Thông thường công ty nhập khẩu các sản phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu xuất hàng hoá xuất khẩu như: các loại lon rỗng, thùng để đóng hộp các sản phẩm. Một số loại hàng nông nghiệp dùng cho phát triển sản phẩm ngành trồng trọt để nâng cao năng suất cây trồng như: phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, máy bơm nước…
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Công ty tổ chức bộ máy điều hành theo kiểu trực tuyến tham mưu nghĩa là các bộ phận hoạt động linh hoạt với sự điều hành trực tiếp từ Ban Giám Đốc công ty. Mỗi phòng ban đều có chức năng riêng tham mưu trực tiếp cho Ban Giám Đốc. Điều này giúp cho Ban Giám Đốc biết chi tiết cụ thể từng hoạt động trong công ty, từ đó đưa ra những quyết định kịp thời để điều hành công ty tốt hơn.
2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban Chức năng của Ban Giám Đốc Chức năng của Ban Giám Đốc
Giám Đốc: là người chịu trách nhiệm trực tiếp toàn bộ hoạt động của công ty. Thay mặt công ty kí kết các hợp đồng kinh tế, thay mặt cho doanh
nghiệp quản lý toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, trực tiếp ra quyết định và lãnh đạo các bộ phận thông qua sự giúp đỡ của hai phó giám đốc.
Phó Giám Đốc Kinh Doanh: là người hướng dẫn các phòng ban thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu, phụ trách các hoạt động kinh doanh, lên kế hoạch, định hướng công việc sao cho đạt được hiệu quả cao.
Phó Giám Đốc Hành Chính: là người quản lý hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm chăm lo đời sống của công nhân viên. Xây dựng, theo dõi và thực hiện các kế hoạch của công ty để cố vấn kịp thời cho Ban Giám Đốc.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
Tổ chức quá trình thu mua và huy động hàng xuất khẩu, tham mưu cho Ban Giám Đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tiếp thị, nghiên cứu, tìm kiếm thị trường mới, thực hiện hợp đồng mua bán, trao đổi hàng hoá và cân đối cơ cấu xuất khẩu. Bên cạnh đó tìm kiếm bạn hàng, đối tác, nắm bắt những thông tin mới nhất về sự thay đổi hay biến động của thị trường để có thể điều chỉnh và kiến nghị lên Ban Giám Đốc xem xét và giải quyết.
Phòng kế toán tài vụ
Ghi chép các hoạt động phát sinh có liên quan đến tài chính của công ty. Quản lý toàn bộ hoạt động thu – chi chính trong công ty. Tổ chức lưu trữ, bảo quản các tài liệu kế toán, giữ bí mật và đảm bảo an toàn cho các tài liệu, số liệu trong công ty. Tham mưu cho giám đốc để quản lý toàn bộ tài chính trong công ty.
Hoạch toán phản ánh quá trình kinh doanh, tính toán và theo dõi hoạt động kinh doanh, thực hiện thanh toán với các chủ thể kinh doanh.
Phòng tổ chức hành chính
Tổ chức, sắp xếp công tác cho cán bộ, công nhân viên phù hợp với khả năng và trình độ của mỗi cá nhân. Thực hiện chi trả, xét tăng lương cho cán bộ, công nhân viên của công ty. Bổ sung nhân sự cho các phòng ban khi có yêu cầu.
2.2 Thực trạng tình hình xuất khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Rau quả VEGETEXCO giai đoạn 2011 – 2013 quả VEGETEXCO giai đoạn 2011 – 2013
2.2.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2013 2013
Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của công giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính : Đồng,% Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 Lượng tăng giảm tuyệt đối
Tốc độ tăng giảm Tuyệt đối Tốc độ tăng giảm Doanh thu 104.553.030.195 152.715.726.083 99.443.325.891 48.162.695.888 46,07 - 53.272.400.192 - 34,88 Chi phí 101.564.271.824 149.255.295.101 96.883.774.413 47.661.023.277 47,00 - 52.341.520.688 - 35,10 Lợi nhuận trước thuế 2.988.758.371 3.460.430.982 2.559.551.478 471.672.611 15,78 - 900.879.504 - 26,03 Thuế 388.781.221 297.891.887 220.410.160 - 90.889.334 - 25,95 - 77.481.727 - 23,44 Lợi nhuận sau thuế 2.599.977.150 3.162.539.095 2.339.141.318 562.561.945 21,64 - 823.397.777 - 26,04 Nguồn : Phòng kế toán
Biểu đồ 2.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 - 2013 Nguồn : Tác giả tự vẽ Từ bảng 2.2 ta thấy hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây chưa ổn định.
Trong năm 2012 lợi nhuận sau thuế tăng 562.561.945 đồng so với năm 2011 tương đương 21.64 %. Trong năm 2012 hoạt động nhập khẩu hàng hóa về bán trong nước khá tốt . Công ty có được thêm các thị trường mới với số lượng đặt hàng nhiều. Nguồn hàng hóa trong nước ổn định, giá cả không biến động nhiều kiến cho doanh thu của năm 2012 đạt 152.715.726.083 đồng , tăng 48.162.695.888 đồng so với năm 2011.
Sang năm 2013 lợi nhuận sau thuế giảm so với năm 2012 823.397.777 đồng tương đương 26.04 %.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do trong những năm gần đây khí hậu và thời tiết thường có những thay đổi thất thường, dẫn đến nguồn nguyên liệu cung cấp bị hạn chế. Các yêu cầu về chất lượng của các quốc gia ngày càng nâng cao . Bên cạnh đó, sự tăng trưởng về sản lượng xuất khẩu của các nước trong khu vực ngày càng gia tăng như Malaysia, Thái Lan… tạo nên sự cạnh tranh khá gay gắt.
2.2.2 Kim ngạch xuất khẩu của công ty
0 20000000000 40000000000 60000000000 80000000000