Bản chất, nội hàm của mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Hệ thống đề cương ôn tập Đường lối đảng cộng sản (Trang 86)

nghĩa tư bản. Chính sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đã ra đời trên cơ sở tách rời các yếu tố người và vật của sản xuất, các yếu tố này vốn gắn bó hữu cơ trong sở hữu tư nhân của kinh tế hàng hoá giản đơn.

Thứ sáu, sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một tất yếu nếu đặt trong bối cảnh toàn cầu hoá; thế giới đang bước vào giai đoạn quá độ sang trình độ xã hội hậu công nghiệp, hậu thị trường và kinh tế tri thức; yêu cầu phát triển rút ngắn và hội nhập. Đây không

phải là sự gán ghép khiên cưỡng, chủ quan giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội, mà là trên cơ sở nhận thức sâu sắc tính quy luật tất yếu của thời đại, sự khái quát hoá, đúc rút từ kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường thế giới, và đặc biệt, từ tổng kết thực tiễn mấy chục năm xây dựng chủ nghĩa xã hội và gần hai thập kỷ đổi mới của Việt Nam.

Kinh tế thị trường như là một chế độ kinh tế hay phương thức sản xuất có tính lịch sử, là thành quả của văn minh nhân loại, nó có thể được sử dụng nhằm phục vụ cho sự phát triển và thịnh vượng chung của mọi quốc gia, dân tộc mà không phải là tài sản riêng của chủ nghĩa tư bản, chỉ phục vụ cho riêng chủ nghĩa tư bản. Thoát khỏi giới hạn chỉ làm giàu cho tư bản, kinh tế thị trường sẽ có những mục tiêu và động lực xã hội mới, phù hợp với những đặc tính xã hội hóa vốn có, để trở thành công cụ phát triển kinh tế, phục vụ đắc lực cho việc tạo ra của cải và mang lại sự giàu có chung cho toàn xã hội.

Việc Việt Nam lựa chọn con đường phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn vừa phù hợp với xu hướng phát triển khách quan của thời đại, vừa là sự tiếp thu các giá trị truyền thống của đất nước và những yếu tố tích cực trong giai đoạn phát triển đã qua của chủ nghĩa xã hội kiểu cũ. Đây cũng là sự trùng hợp giữa quy luật khách quan với mong muốn chủ quan, giữa tính tất yếu thời đại với lôgic tiến hoá nội sinh của dân tộc, khi chúng ta chủ trương sử dụng hình thái kinh tế thị trường để thực hiện mục tiêu phát triển, từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nó cũng là con đường để thực hiện chiến lược phát triển rút ngắn, để thu hẹp khoảng cách tụt hậu và nhanh chóng hội nhập, phát triển.

III. Bản chất, nội hàm của mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nghĩa

a - Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:

Như chính tên gọi, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa phải là chủ nghĩa xã hội đã phát triển đầy đủ và chín muồi. Về nội dung và thực chất, đây là

nền kinh tế quá độ của xã hội quá độ, đang trong quá trình chuyển biến cách mạng lên nấc thang mới. Do đó, nó vừa tuân theo những nguyên tắc và quy

những nguyên tắc và quy luật nằm ngoài hệ thống (nguyên tắc xã hội hoá - xã hội chủ nghĩa và những quy luật phản ánh bản chất xã hội hoá - xã hội chủ nghĩa). Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với tư cách là nền kinh tế quá độ, tiềm tàng những lực lượng cách mạng, những nhân tố mới và những khả năng cũng như phương án phát triển rộng lớn.

Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: sở hữu, tổ chức quản lý, và phân phối. Nói cách khác, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế quá độ thuộc dạng đặc biệt: "tiến hoá - cải cách", khác biệt với các bước quá độ thông thường: "tiến hoá - tự nhiên" từng diễn ra trong lịch sử. Về nguyên tắc, nền kinh tế thị trường hiện đại không thể ra đời tự phát như trong các thế kỷ trước. Đây phải là nền kinh tế thị trường được định hướng cao về mặt xã hội và phát triển theo xu hướng xã hội hoá - xã hội chủ nghĩa. Hơn nữa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn đặc trưng bởi "thuộctính kép" hay "quá độ bậc hai": kết hợp đồng thời giữa bước quá độ sang nền kinh tế thị trường mà nhân loại đã đạt được với bước quá độ toàn nhân loại sang xã hội hậu công nghiệp, hậu thị trường và nền kinh tế tri thức theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đây cũng là nền kinh tế thị trường kiểu mới, có tổ chức, có kế hoạch, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nó hoạt động trên cơ sở kết hợp giữa sự nhận thức tính tất yếu khách quan với phát huy vai trò năng động sáng tạo của chủ thể, nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển rút ngắn, đưa nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới và trở thành quốc gia phát triển trong thế kỷ XXI.

b - Nội hàm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nội hàm của nền kinh tế thị trường này bao gồm các yếu tố cơ bản sau đây: của nền kinh tế thị trường này bao gồm các yếu tố cơ bản sau đây:

- Hệ thống mục tiêu và động lực: Đảng ta đã nêu lên mục tiêu xây dựng một xã hội "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Chính mục tiêu đó sẽ quy định phương tiện, công cụ, động lực của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và con đường đạt tới mục tiêu. Đó là sử dụng kinh tế thị

trường, mở cửa và hội nhập, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển rút ngắn.

- Chế độ sở hữu và thành phần kinh tế: Các hình thức sở hữu khác nhau như sở

hữu xã hội, sở hữu tập thể, sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân chỉ là những hình thức hay cấp độ của sở hữu kinh tế. Bởi sở hữu như một phạm trù kinh tế

luôn chứa các cực kinh tế đối lập hay những mâu thuẫn xã hội hiện thực, bắt buộc phải thừa nhận lẫn nhau như những chủ thể kinh tế riêng. Trong nền kinh tế thị

thể, sở hữu xã hội sẽ có ý nghĩa ngày càng quan trọng để đảm bảo tính kế

Một phần của tài liệu Hệ thống đề cương ôn tập Đường lối đảng cộng sản (Trang 86)