Hoàn cảnh nước ta sau cách mạng Tháng Tám (19/08/1945): Thuận lợi;

Một phần của tài liệu Hệ thống đề cương ôn tập Đường lối đảng cộng sản (Trang 75)

Thuận lợi;

Trên thế giới: Sự phát triển mạnh mẽ của 3 dòng thác cách mạng: XHCN, phong trào dân

sinh dân chủ, phong trào giải phóng dân tộc.

Trong nước: Chính quyền cách mạng thành lập từ TƯ đến địa phương, cơ sở Đảng hoạt

động công khai, hợp pháp, đưa nhân từ nô lệ lên làm chủ đất nước

Khó khăn:

- Nước ta đứng trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc: Bị phân chia từ vĩ tuyến 16 trở ra là quân Tưởng với âm mưu diệt cộng cầm hồ, tàn sát nhân dân cướp phá khắp nơi. Từ vĩ tuyến 16 trở vào là quân Anh tiếp tay cho Pháp trở lại Đông Dương

- Ngày 23/09/1945 thực dân Pháp nổ sung đánh chiếm Sài Gòn, trên đất nước có khoảng 6 vạn quân tưởng chờ giải giáp về nước

- Tình hình kinh tế - Chính trị - Xã hội đối phó với 3 nạn giặc: “ giặc đói – giặc dốt – giặc ngoại xâm”

Chỉ thị kháng chiến kiến quốc nêu ra nhiệm vị chủ yếu là cũng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện cuộc sống nhân dân.

- Trên cơ sở phân tích thủ đoạn, âm mưu của kẻ thù đối với cách mạng Việt Nam Đảng ta xác định:” Quân Tưởng tìm mọi cách tiêu diệt Đảng ta phá tan lien minh lật đổ chính quyền cách mạng, song kẻ thù chính của nhân dân ta lúc này là thực dân Pháp, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng nên ta phải thực hiện chính sách hòa hoãn nhân nhượng đối với quân Tưởng ở miền Bắc để tập trung chống Pháp ở miền Nam.

- Đầu 1946, các nước đế quốc dàn xếp mua bán quyền lợi với nhau để Tưởng cho Pháp đưa quân ra miền Bắc thay Tưởng. Ngày 28/2/1946 hiệp ước Hoa Pháp được ký kết ở Trùng Khánh. Trước tình hình đó ta quyết định chọn giải pháp hòa hoãn dàn xếp với Pháp vì thời cơ chưa đến.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính Phủ ký “ hiệp định sơ bộ” vào ngày 06/03/1946. Công nhận nước ta là một quốc gia độc lập, Ta phải nhường một số quyền lợi cho thực dân Pháp

- Sự thật sau khi ký hiệp định sơ bộ thực dân Pháp tìm cách trì hoãn cuộc đàm phán để đi đến ký hiệp định chính thức và sớm vi phạm hiệp định.

- Cuộc đàm phán chính thức từ 06/07/1946 tới 10/09/1946 tại Pháp cũng không thành do Pháp cố bám gữ lập trường thực dân và trong khi đàm phán đã ráo riết mở rộng lấn chiếm nước ta

- Ngày 14/09/1946: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Pháp bản tạm ước nhưng quân Pháp vẫn ráo riết tấn công ta và khủng bố nhân dân ở Nam bộ, Trung bộ, tăng cường khiêu khích và lấn chiếm ở miền Bắc

- Đảng ta nhận định: Tạm ước 14/09 là nhân nhượng cuối cùng của Đảng và nhà nước, càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới

- Với sự bội ước của mình thực dân Pháp 20/11/1946 đã nổ súng chiếm Lạng Sơn, Hải Phòng, Đà Nẵng

- Ngày 16/12/1946: Pháp yêu cầu Việt Nam khôi phục lại hai hiệp ước 1983 – 1984

- Ngày 18/12/1946: Pháp gây ra cuộc thảm sát đồng bào ta ở Yên Ninh và hàng bún tại Hà Nội: gửi tối hậu thư yêu cầu ta phải giải tán lực lượng bảo vệ Thủ đô

Trước tình đó: Đêm ngày 19/12/1946 Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến trên Đài Tiếng nói Việt Nam.

Từ thực tiễn của cuộc đấu tranh, từ việc phân tích và đối phó với âm mưu xâm lược của thực dân Pháp đó là cơ sở để xác định đường lối kháng chiến của Đảng ta

- Đường lối toàn quốc kháng chiến của Đảng được hoàn chỉnh và thể hiện tập trung trong ba văn kiện lớn được soạn thảo và công bố sát trước và sau ngày cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Đó là văn kiện Toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng(12.12.1946), Lời kêu

gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19/12/1946) và tác phẩm Kháng chiến nhất định sẽ thắng lợi của Trường Chinh

Một phần của tài liệu Hệ thống đề cương ôn tập Đường lối đảng cộng sản (Trang 75)