cao hiệu quả vốn lưu động trong các doanh nghiệp sản xuất
1-Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Khả năng sinh lợi của vốn lưu động Sức sản xuất của vốn lưu động:
Sức sản xuất của vốn lưu động
=
Giá trị tổng săn lượng Vốn lưu động bình quân
Sức sản xuất của vốn lưu dộng cho biết một đồng vốn lưu động mang lại mấy đồng giá trị tổng sản lượng. Chỉ tiêu này càng cao thì sức sản xuất của vốn lưu động càng cao, hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
Sức sinh lời của vốn lưu động:
Sức sinh lời của vốn lưu động
=
Lợi nhuận thuần Vốn lưu động bình quân
Tỉ suất này phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của một đồng vốn lưu động . tỉ suất này càng cao thì lợi nhuận doanh nghiệp càng lớn, do đó hiệu quả của vốn lưu động được nâng cao
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động Hệ số đảm nhiệm vủa vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu dồng vốn lưu động bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.
Ba chỉ tiêu trên phản ánh một cách tổng quát nhất về tình hình sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Khi phân tích và so sánh ba chỉ tiêu giữa hai thời kỳ mà ba chỉ tiêu cùng tăng lên điều đó có nghĩa là việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp được cải thiện và có chiều hướng tốt.
Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động:
Số vòng quay của vốn lưu dộng
Số vòng quay của vốn
lưu động
=
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ, vốn lưu động quay được mấy vòng. Nếu số vòng càng cao thì khả năng luân chuyển của vốn lưu dộng cao và ngược lại. Đâu là chỉ tiêu thể hiện rõ nhất hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Thời gian của một vòng luân chuyển :
Thời gian của 1 vòng luân chuyển động
=
Thời gian của kỳ phân tích Số vòng quay của vốn lưu động
Tỉ suất này cho biết để quay được một vòng, vốn lưu động cần thời gian là bao lâu. Thời gian lưu chuyển ngắn thì vốn lưu động sử dụng được càng nhiều lần, do đó hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
Vốn lưu động của doanh nghiệp hoạt động liên tục, thường xuyên. Do đó tốc độ luân chuyển vốn nhanh thì doanh nghiệp càng sử dụng được nhiều vốn, góp phần hỗ trợ hoạt động kinh doanh.
Trong toàn bộ công thức ở trên , vốn lưu động bình quân của doanh nghiệp được xác định bằng các công thức: Vốn lưu động bình quân tháng = Vốn lưu động đầu tháng + Vốn lưu động cuối tháng 2 Vốn lưu động bình quân quý = Vốn lưu động bình quân 3 tháng 3 Vốn lưu động bình quân năm =
Vốn lưu động bình quân 4 quý 4
2-Mối quan hệ giữa quản lý và hạch toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động: nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Vốn là một trong những điều kiện không thể thiếu cho sự tồn tại của doanh nghiệp. Để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp rất cần vốn để trang trải các khoản chi phí. Tốc độ luân chuyển vốn càng nhanh thì số vốn dùng được càng nhiều. Vì vậy, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp tồn tại trong cơ chế thị trường.
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động của doanh nghiệp là số vốn cần thiết cho doanh nghiệp dự trữ các loại tài sản lưu động( dự trữ tài sản lưu dộng sản xuất, dự trữ tài sản lưu động lưu thông, ..) nhằm đáp ứng mọi nhu cầu hoạt động cơ bản. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động có cao hay không tuỳ thuộc vào tình hình dự trữ tài sản lưu động của doanh nghiệp có phù hợp không.
Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là một bộ phận của tài sản lưu động dự trữ của doanh nghiệp. Khoảng mục nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động trên Bảng cân đối kế toán. Do dó hiệu quả sử dụng vốn chịu tác động không nhỏ của tình hình quản lý và hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Công tác quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ bao gồm từ khâu thu mua, sử dụng đến khâu dự trữ và bảo quản.
Quá trình cung cấp nguyên vật liệu:
Quá trình cung cấp là giai đoạn khởi đầu của quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tạo đầy đủ yếu tố đầu vào. Việc cung cấp đủ số lượng, đúng chất lượng vật liệu, công cụ dụng cụ như kế hoạch cho quá trình sản xuất sẽ đảm bảo sản xuất được liên tục cũng như hỗ trợ hoạt động quản lý chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm và lợi nhuận được thuận tiện. Để hoạt động cung cấp đạt hiệu quả thì quá trình cung cấp luôn đối chiếu với các tiêu chuẩn , quy định trong hợp đồng về mặt số lượng và chất lượng để xem nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mua về đã đáp ứng nhu cầu về số lượng cũng như tiêu chuẩn chất lượng.
Ngoài ra, tổ chức tốt quá trình thu mua cũng góp phần nâng cao tính chặt chẽ của hoạt động quản lý vật liệu, công cụ dụng cụ, thông qua việc thiết lập hệ thống chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ.
Quá trình dự trữ và bảo quản :
Dự trữ là nhu cầu tất yếu của doanh nghiệp để đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục. Tuy nhiên dự trữ quá lớn dẫn đến ứ đọng vốn, tăng các chi phí liên quan đến việc bảo quản vật tư, công cụ dụng cụ. Nhưng nếu dự trữ quá ít thì sẽ dẫn tới tình trạng thiếu hụt, không đảm bảo tính liên tục của quá trình hoạt động sản xuất, gây lãng phí công suất máy móc thiết bị. Để sử dụng vốn lưu động có hiệu quả doanh nghiệp phải xác định mức dự trữ thấp nhất ở mức cho phép và luôn kiểm tra việc thực hiện các định mức đó.
Bên cạnh đó, công việc kiểm kê cũng như đối chiếu thường xuyên giữa thủ kho và kế toán vật tư có tác dụng kịp thời phát hiện tình trạng thiếu hụt hay dư thừa vật liệu, công cụ dụng cụ, hạn chế sự biến mất của vật liệu, công cụ dụng cụ.
Quá trình xuất và sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ :
Sử dụng tiếc kiệm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là một trong những yếu tố cơ bản để giảm chi phí , hạ giá thành sản phẩm , tăng mức lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để đánh giá sự ảnh hưởng của tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động , người ta thường xét chỉ tiêu:
Hệ số quay kho
của NVL-CCDC = Giá trị nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ Giá trị nguyên vật liệu tồn kho bình quân Giá trị NVL- CCDC tồn kho bình quân = Giá trị NVL-CCDC tồn kho đầu kỳ + Giá trị NVL-CCDC tồn kho cuối kỳ 2
Chỉ tiêu này càng cao thì có nghĩa là hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, lượng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ít ứ đọng.
Bởi vậy, hạch toán tốt quá trình này sẽ đảm bảo nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được xuất đúng mục đích, đầy đủ và kịp thời, đồng thời nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được sử dụng tiếc kiệm hiệu quả.