Hợp tác trong lĩnh vực dầu khí

Một phần của tài liệu Thực trạng và triển vọng trong hợp tác năng lượng giữa Việt Nam với Liên bang Nga (Trang 57)

Những năm qua, mối quan hệ hợp dầu khí giữa Việt Nam và LB Nga vẫn luôn phát triển và ngày thêm bền chặt trên cơ sở hợp tác hiệu quả với sự quan tâm tin tưởng và tình hữu nghị đặc biệt thủy chung.

Nền tảng của sự hợp tác về dầu khí Việt Nam - Liên Xô trước đây và Việt Nam - LB Nga ngày nay chính là việc tập đoàn dầu khí Zarubezhneft bắt đầu hợp tác đầu tư, khai thác dầu khí vào Việt Nam thông qua ký kết Hiệp định liên chính phủ (tháng 6/1981) về việc: Thành lập công ty liên doanh Vietsovpetro; hợp tác thăm dò và sản xuất dầu khí trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam và một nghị định thư về chương trình cho vay hỗ trợ việc thăm dò dầu khí ở Việt Nam. Hiệp định này đã đánh dấu bước phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt - Xô trong lĩnh vực hợp tác thăm dò khai thác dầu khí.

Vào nửa cuối thập niên 1980, đứng trước yêu cầu của công cuộc đổi mới tại Việt Nam và cải tổ ở Liên Xô, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Vietsovpetro, xóa bỏ cơ chế bao cấp và chuyển sang chế độ tự chủ tài chính, hạch toán kinh tế độc lập, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế của mình, hai Chính phủ đã tiến hành đàm phán và đi đến thỏa thuận sửa đổi nội dung của Hiệp định Việt - Xô 1981. Tháng 7/1991, tại Hà Nội đã ký kết Hiệp định Liên chính phủ giữa Việt Nam và LB Nga về việc tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực thăm dò địa chất và khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam Việt Nam trong khuôn khổ Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro. Hai bên thống nhất vốn pháp định công ty này 1,5 tỷ đôla, với phần đóng góp của mỗi bên là 50% . Tháng 5/1993 hai Chính phủ Việt Nam và LB Nga đã ký kết Hiệp định về

việc LB Nga thừa kế quyền và nghĩa vụ của Bên Liên Xô trong Liên doanh Vietsovpetro.

Ban đầu Vietsovpetro chỉ khai thác tại mỏ Bạch Hổ với trữ lượng dự kiến khoảng 191 triệu tấn và mỏ Rồng với trữ lượng 20 triệu tấn. Từ tháng 12/1988 - tháng 8/2012, liên doanh Vietsovpetro sản xuất 200 triệu tấn dầu. Sản xuất dầu hàng năm của liên doanh Vietsovpetro phát triển nhanh chóng và đạt đỉnh điểm vào năm 2002 - 13,5 triệu tấn do nguyên nhân khách quan sau đó bắt đầu giảm trong dầu sản xuất: 2003 - 13,12 triệu tấn, năm 2004 - 12,22 triệu tấn, năm 2005 - 10,65 triệu tấn năm 2006 - 9,8 triệu tấn, năm 2007 - 8,7 triệu tấn, năm 2008 - 7,7 triệu tấn, năm 2011 - 6,4 triệu tấn.

Tính đến tháng 8/2012 này, Liên doanh Vietsovpetro khai thác tấn dầu thứ 200 triệu. Doanh thu từ khai thác dầu đã mang đến cho Liên doanh trên 60 tỷ đôla, trong đó nộp ngân sách nhà nước Việt Nam gần 40 tỷ đôla. Hơn thế nữa một đội ngũ cán bộ công nhân viên dầu khí Việt Nam chuyên nghiệp đã được đào tạo từ trường học thực tế Vietsovpetro. Một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật dầu khí liên hoàn đã hình thành chính từ liên doanh đặc biệt này, đã phát huy hiệu quả góp phần to lớn chủ đạo hình thành nền công nghiệp dầu khí Việt Nam.

Hiện nay, làm việc tại liên doanh Vietsovpetro khoảng 6000 nhân viên, trong đó hơn 500 chuyên gia Nga có trình độ cao. Tháng 12/2010 tại Hà Nội, hai bên đã ký kết một thỏa thuận liên chính phủ về việc kéo hài các hoạt động của Vietsovpetro đến năm 2030, trong đó Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nắm cổ phần 51% và Zarubezhneft nắm 49% cổ phần.

Ngoài các hoạt động khai thác tại Việt Nam, hiện nay PVN và Zarubezhneft đang tích cực mở rộng các hướng hợp tác mới mà nổi bật là thành lập công ty Rusvietpetro liên doanh đầu tiên tại Nga vào tháng 12/2008,

trong đó PVN nắm giữ 49% cổ phần. Hai năm 2010 và 2011 là những năm quan trọng đánh dấu bước tiến dài của liên doanh Rusvietpetro trong việc khai thác thành công các mỏ dầu tại khu tự trị Nenevski. Ngày 29/7/2011, mỏ Visovoi - mỏ thứ 2 của dự án được đưa vào khai thác, nâng tổng sản lượng khai thác dầu của dự án lên hơn 6.000 tấn mỗi ngày (tương đương 44.000 thùng một ngày). Năm 2011, Rusvietpetro đạt sản lượng khai thác 1,51 triệu tấn, tương đương 11 triệu thùng dầu (chiếm 10% sản lượng khai thác dầu thô của Việt Nam năm 2011) với trị giá 1,1 tỉ đôla. Tổng sản lượng khai thác của các mỏ nằm trong khu tự trị Nhenhetxky sẽ đạt được đỉnh điểm là 5 triệu tấn trong giai đoạn năm 2014 - 2015.

Từ kinh nghiệm trong hợp tác với tập đoàn Zarubezhneft và thành công của liên doanh Vietsovpetro, mô hình hợp tác về dầu khí giữa Việt Nam và các tập đoàn lớn khác của Nga không ngừng được nhân rộng và phát triển. Điển hình là với tập đoàn Gazprom, TNK - BP và Lukoil, cụ thể:

Hợp tác với tập đoàn Gazprom:

Sau Zarubezhneft thì Gazprom là một trong những tập đoàn lớn của Nga có nhiều thành công trong hợp tác dầu khí với Việt Nam. Khởi đầu hợp tác hai bên vào tháng 9/2000, khi tập đoàn Gazprom và PVN ký kết hợp đồng tìm kiếm, thăm dò, khai thác và bán sản phẩm hydrocarbon tại lô 112 ngoài khơi Việt Nam thông qua công ty liên doanh Vietgazprom. Tháng 8/2007, trong khi tiến hành khoan giếng dầu đầu tiên tại lô 112 đã phát hiện nguồn khí ga tự nhiện tại khu Báo Vàng với sản lượng 400 nghìn mét khối/ngày. Ngày 15/12/2009, Gazprom và PVN đã ký một thỏa thuận bổ sung liên quan tới hợp đồng khai thác dầu khí tại khu vực liền kề với lô 112. Trong năm 2009, tại khu vực lân cận lô 112 tiếp tục phát hiện dòng khí ga Báo Đen với sản lượng 300 nghìn mét khối/ngày. Như vậy, trong phạm vi

ranh giới của lô 112 đã được tìm thấy hai dòng khí ga tự nhiên. Trong năm 2012, hai bên tiếp tục kế hoạch khoan thăm dò giếng dầu khác tại lô 112 và tính toán trữ lượng tại mỏ Báo Vàng và lập luận chứng kinh tế - kỹ thuật, đánh giá hiệu quả của mỏ này.

Trên cơ sở thành công trong thăm dò khai thác tại lô 112, ngày 20/11/2006, Tập đoàn Gazprom và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã ký kết Thỏa thuận về hợp tác song phương mà theo đó hai bên cam kết sự hợp tác trong các lĩnh vực [105] sau đây:

- Thăm dò, phát triển, vận chuyển, sử dụng và bán khí tự nhiên, dầu mỏ và các nguồn năng lượng khác;

- Thiết kế, xây dựng, vận hành và bảo dưỡng đường ống dẫn dầu và khí đốt, các kho lưu trữ dầu và khí đốt, và mạng lưới đường ống phân phối;

- Chẩn đoán và kiểm soát tình trạng kỹ thuật và an toàn của đường ống dẫn dầu và khí và các cơ sở khác của cơ sở hạ tầng khí và hóa dầu;

- Sử dụng dầu mỏ và khí đốt làm nhiên liệu cho các động cơ; phát triển và quản lý hệ thống phân phối khí và mạng lưới bán lẻ;

- Cung cấp các sản phẩm dầu mỏ và khí tự nhiên tinh chế và các dạng nhiên liệu khác; cung cấp các thiết bị cho ngành công nghiệp dầu khí.

Ngày 23/5/2008, Gazprom và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã ký kết Hiệp định về hợp tác giữa trong lĩnh vực thăm dò địa chất và việc khai thác 4 lô dầu khí mới (Lô 129 - 132) trên thềm lục địa của Việt Nam. Ngoài ra, hai bên cũng đã mở ra một cánh cửa mới trong hợp tác dầu khí khi cùng thống nhất thành lập công ty liên doanh điều hành Vietgazprom để triển khai những nội dung hợp tác chung không chỉ ở Việt Nam mà còn ở Nga và các nước thứ ba.

Tháng 11/2008, hai bên tiếp tục ký kết hợp đồng khai thác tại các lô 129, 130, 131, 132. Tháng 12/2009, Gazprom và PVN đã đạt được thỏa thuận bổ sung liên quan tới hợp đồng khai thác dầu khí tại khu vực liền kề với các lô trên.

Ngày 15/12/2009, Gazprom và PVN đã ký kết một thỏa thuận về quan hệ đối tác chiến lược nhằm nâng cấp và mở rộng quan hệ hợp tác giữa các 2 tập đoàn trong các lĩnh vực [105] sau:

- Tiếp tục công việc chung tại các lô dầu khí tại thềm lục địa của Việt Nam trong khuôn khổ các hợp đồng trước đây đã ký kết;

- Nghiên cứu những khả năng hợp tác tiếp theo trên cở sở những giấy phép cho tự do khai thác của Việt Nam;

- Chủ động hợp tác trong các dự án dầu mỏ và khí đốt tại Nga, Việt Nam và các nước thứ ba trong khuôn khổ công ty liên doanh Gazpromviet. Đặc biệt, xem xét khả năng tham gia khai thác tại các mỏ dầu khí tại khu vực Nagumanovskogo, cũng như các dự án thăm dò và khai thác ở nước Cộng hòa Sakha, Đông Siberia và ở khu vực Viễn Đông;

- Phát triển hợp tác khoa học và kỹ thuật;

- Thành lập một ủy ban chỉ đạo chung và một nhóm làm việc chung. Trong năm 2012, Gazprom và PVN ký kết thỏa thuận về hợp tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.

Hợp tác với tập đoàn dầu khí TNK - BP:

TNK - BP - liên doanh 50/50 giữa BP (Anh) và Tập đoàn AAR (Nga), là tập đoàn dầu khí lớn thứ ba tại LB Nga, chỉ đứng sau tập đoàn Gazprom và Roseft. Sau khi mua lại tài sản của BP tháng 10/2010, TNK - BP đã chính thức đặt dấu mốc đầu tư tại Việt Nam. Ngày 29/9/2010, tại Thủ đô Moscow,

LB Nga, PVN chính thức ký kết hợp đồng mua dài hạn dầu ESPO với tập đoàn dầu khí TNK - BP của Nga, mở rộng nguồn nguyên liệu quan trọng cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất và các nhà máy lọc dầu của Việt Nam trong tương lai. TNK-BP và PVN trong tháng 11/2010 đã ký một thỏa thuận hợp tác, theo đó PVN sẽ hỗ trợ cổ phần dầu mỏ TNK-BP tại thị trường khí đốt Việt Nam bằng cách mua cổ phiếu BP trong lô 06.1 và ủng hộ ý định của TNK - BP tiếp tục mở rộng khai thác mỏ và chế biến dầu khí tại Việt Nam.

Trong năm 2011, TNK - BP đã hoàn tất thỏa thuận mua tài sản của BP tại Việt Nam. Công ty mua lại của BP 35% khí ngưng tụ của lô 06.1, 32,7% cổ phần của BP trong các đường ống và thiết bị của kho Nam Côn Sơn, và 33,3% cổ phần trong nhà máy điện Phú Mỹ 3[26]. Trong đó, Lô 06.1 bao gồm 2 mỏ khí tự nhiên Lan Tây và Lan Đỏ. Mỏ Lan Tây đang được khai thác với sản lượng 27.000 thùng/ngày, đáp ứng khoảng 25% nhu cầu khí của Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi nhận giấy phép đầu tư sửa đổi của Chính phủ Việt Nam vào tháng 10/2011, TNK Việt Nam (doanh nghiệp con 100% vốn của TNK-BP) đã tiếp nhận quyền điều hành các dự án của BP, bao gồm dự án khai thác dầu khí tại Lô 06.1, đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn và Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ 3. Trong năm 2012, TNK Việt Nam đã triển khai sớm dự án phát triển mỏ Lan Đỏ với vốn đầu tư 400 triệu đôla, công suất khai thác tối đa theo thiết kế 5 triệu m3 khí/ngày. Mỏ Lan Đỏ có thể cung cấp khoảng 2 tỷ m3 khí/năm cho thị trường sản xuất điện. Theo kế hoạch TNK Việt Nam sẽ khoan 02 giếng khai thác mới; lắp đặt hệ thống truyền dẫn tín hiệu điện và điều khiển thủy lực; lắp đặt đường ống nối với Lan Tây và hoàn thiện hệ thống máy móc thiết bị và hoàn thiện chạy thử thành trong năm 2012.

Hiện TNK Việt Nam đang tìm kiếm cơ hội cho phát triển như mua lô mới, mua lại cổ phần tại các lô đang hoạt động, thiết lập các quan hệ đối tác chiến lược cho việc mở rộng kinh doanh trong ngành năng lượng Việt Nam và tại nước thứ 3.

Hợp tác với Lukoil:

Công ty Dầu khí Lukoil chính thức được Bộ Công Thương Việt Nam cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam vào ngày 17/10 vừa qua. Đây là công ty khai thác và chế biến dầu khí lớn của LB Nga và lớn thứ 2 thế giới, trung bình mỗi năm sản xuất được 20 tỷ thùng dầu. Lukoil cũng được chính thức cấp phép đầu tư thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam trong vòng 30 năm tại 3 lô: HT 02, Cái Rồng 1x và Hercules 208 tại Quảng Ninh và Hải Phòng.

Qua quá trình thăm dò ban đầu, Lukoil hiện đã xác định được 12 vị trí có dầu với trữ lượng khá triển vọng, đủ để khai thác thương mại. Hiện tại, Lukoil là một trong những đối tác lớn của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Theo thỏa thuận hợp tác hai bên đã ký kết từ năm 2009, Lukoil sẽ cung cấp cho Petrolimex khoảng 500.000 đến 600.000 tấn mazút mỗi năm theo hợp đồng dài hạn, bắt đầu từ năm 2010; Lukoil thuê kho ngoại quan Vân Phong theo hợp đồng dài hạn ngay khi giai đoạn 1 dự án này của Petrolimex được hoàn thành, dự kiến vào năm 2011; hai bên thống nhất bảo đảm về lượng diezel để bảo đảm nguồn hàng diezel cho tầu aframax do Petrolimex đầu tư cuối năm 2009. Việc vận chuyển diezel được thực hiện từ Biển Đen hoặc Trung Đông và các khu vực khác cho nhu cầu của Petrolimex và Lukoil; hai bên trao đổi thông tin để tìm kiếm các cơ hội đầu tư, kinh doanh khác tại Việt Nam và các nước trong khu vực mà hai bên cùng quan tâm, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các bên và cùng có lợi.

Tuy nhiên, do mới tham gia đầu tư vào Việt Nam nên kết quả hợp tác của ta với Lukoil vẫn còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Thực trạng và triển vọng trong hợp tác năng lượng giữa Việt Nam với Liên bang Nga (Trang 57)