MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ TẠI CTCP GIÀY BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại CTCP Giày Bình Định.doc (Trang 39 - 41)

DỤNG VLĐ TẠI CTCP GIÀY BÌNH ĐỊNH

Giải pháp 1: Kế hoạch hóa vốn lưu động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường và liên tục, Công ty cần một lượng vốn lưu động cần thiết phù hợp với quy mô và tính chất của hoạt động sản xuất. Nếu số vốn lưu động dự trữ quá thấp so với nhu cầu, khi đó Công ty sẽ thiếu vốn và sẽ gây ra những tổn thất trong hoạt động kinh doanh như sản xuất bị đình trệ, không đảm bảo khả năng thanh toán kịp thời với khách hàng. Những khó khăn về tài chính đó, có thể khắc phục thông qua các khoản vay đột xuất với lãi suất cao làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm. Ngược lại nếu dự trữ vốn lưu động quá cao sẽ gây tình trạng ứ đọng vốn, lãng phí vốn, vốn lưu động chậm luân chuyển và phát sinh nhiều chi phí không hợp lý làm cho giá thành tăng lên, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy việc xác định nhu cầu vốn lưu động cho kỳ kế hoạch là rất cần thiết, nó là cơ sở cho việc lập kế hoạch sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất.

Giải pháp 2 : Xây dựng và áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán hợp lý nhằm giảm các khoản phải thu khách hàng.

Các khoản phải thu của Công ty chiếm một tỷ trọng tương đối lớn, điều này chứng tỏ vốn lưu động của Công ty đang bị chiếm dụng và do đó hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty không cao. Để khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng trước thời hạn, để đẩy nhanh vòng quay các khoản phải thu, rút ngắn số ngày của

Như vậy, việc thực hiện chiết khấu là cần thiết. Tuy nhiên, để biện pháp này đạt hiệu quả cao thì khi xây dựng và áp dụng chính sách chiết khấu này Công ty cần tuân thủ một vài yêu cầu sau:

- Phải đảm bảo lợi ích cho Công ty , nghĩa là chi phí cơ hội vốn của xí nghiệp phải lớn hơn khoản chi ra do chiết khấu cho khách hàng

- Mức chiết khấu phải khuyến khích được khách hàng, tức là khoản thu lợi từ chiết khấu mà khách hàng thu được phải lớn hơn chi phí cơ hội vốn mà khách hàng bỏ ra, khi đó khách hàng mới có thể chấp nhận mức chiết khấu mà Công ty để ra.

Và để thực hiện được những yêu cầu trên thì cần có những biện pháp như lập bảng theo dõi và phân loại những khách hàng truyền thống về khả năng chi trả đồng thời tìm hiểu khả năng của khách hàng mới để có chính sách tín dụng phù hợp. Ngoài ra cần phải theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã tới hạn. Nhanh chóng xác định các khoản thuế được hoàn lại trong năm nhằm giảm bớt tình trạng ứ đọng vốn.

Giải pháp 3: Chủ động thực hiện các biện pháp nhằm làm giảm lượng hàng tồn kho.

Thông qua việc phân tích cơ cấu vốn lưu động trong Công ty ta thấy lượng hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn lưu động, điều này làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

+ Trong cơ cấu hàng tồn kho, nguyên vật liệu tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng hàng tồn kho. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Công ty cần giảm lượng hàng tồn kho, đặc biệt là phải giảm lượng nguyên vật liệu tồn kho ở mức hợp lý.

+ Đối với các phân xưởng sản xuất: cần nắm rõ kế hoạch sản xuất trong từng giai đoạn để có kế hoạch dự trữ nguyên liệu, thành phẩm ở mức hợp lý.

+ Đối với mạng lưới bán hàng: cần thay đổi chính sách bán hàng như áp dụng những đợt khuyến mãi, giảm giá nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nội địa đồng thòi không ngừng tìm kiếm những thị trường mới cả trong và ngoài nước.

Giải pháp 4: Khai thác hiệu quả nguồn tài trợ bên ngoài KẾT LUẬN

------o0o------

Vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng có một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của bất cứ một doanh nghiệp nào. Việc quản lý, sử dụng vốn như thế nào lại càng quan trọng hơn bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đến sự thành bại của doanh nghiệp. Hơn nữa trong nền kinh tế thị trường sự cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt và gay gắt. Vì vậy để có thể đứng vững trên thị trường, để thúc đẩy quá trình kinh doanh ngày càng phát triển và có hiệu quả mỗi doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa đến việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động, đảm bảo vốn lưu động được sử dụng một cách tối ưu, hợp lý, tránh tình trạng thiếu hụt vốn cũng như dư thừa, lãng phí vốn trong quá trình kinh doanh.

Dựa vào tình hình thực tế của Công ty , kết hợp với kiến thức đã học, nhóm 5 đã đưa ra một số giải pháp mang tính kiến nghị về việc quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng như hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.

Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn cô giáo: Ths. Đỗ Huyền Trang đã cung cấp những kiến thức và hướng dẫn, tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.

Quy nhơn ngày 30 tháng 10 năm 2010 Nhóm thực hiện.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại CTCP Giày Bình Định.doc (Trang 39 - 41)