Phân tích tình hình hàng tồn kho của công ty:

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại CTCP Giày Bình Định.doc (Trang 27 - 29)

an toàn khi có biến cố bất thường xảy ra, hay dự trữ tăng thêm để đáp ứng nhu cầu thị trường khi cần thiết.

Để hiểu rõ hơn về tình hình hàng tồn kho của Công ty trong những năm gần đây ta có thể xem xét bảng sau:

Bảng 2.8: Tình hình hàng tồn kho của Công ty

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Hàng tồn kho 11,070,537,587 100.00% 17,177,569,351 100.00% 11,602,992,898 100.00% 1. NVL tồn kho 5,047,852,225 45.60% 9,252,563,124 53.86% 5,785,226,358 49.86% - NVL chính 3,045,252,410 27.51% 7,544,885,952 43.92% 3,562,784,557 30.71% - NVL phụ 2,002,599,815 18.09% 1,707,677,172 9.94% 2,222,441,801 19.15% 2. Công cụ, dụng cụ 2,452,854,523 22.16% 2,953,457,652 17.19% 2,357,854,252 20.32% 3. CPhí SXKD DD 3,012,502,142 27.21% 4,009,658,956 23.34% 2,499,578,247 21.54% 4. Thành phẩm 515,245,302 4.65% 657,265,342 3.83% 647,258,489 5.58% 5. Hàng hóa 42,083,395 0.38% 304,624,277 1.77% 313,075,552 2.70%

(Nguồn: Trích từ bảng cân đối tài khoản 2007 – 2009)

Căn cứ vào bảng kết cấu vốn lưu động (bảng 2.2) ta thấy: trong cơ cấu VLĐ của Công ty , hàng tồn kho chiếm tỷ trọng không nhỏ. Năm 2007, giá trị hàng tồn kho của Công ty chiếm 29,04 % trong tổng vốn lưu động. Năm 2008 tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng vốn lưu động có sự giảm sút, hàng tồn kho chiếm 29,00 %. Và đến năm 2009 hàng tồn kho giảm chỉ còn 18,37 %. Qua các năm 2007, 2008 tỷ trọng hàng tồn kho có sự biến động nhưng sự biến động này quá nhỏ, nhìn chung tỷ trọng hàng tồn kho của Công ty tương đối ổn định. Tình trạng này thì sẽ dẫn đến ứ đọng vốn trong khâu dự trữ, làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty.Đến năm 2009 thì Công ty đã có nhiều biện pháp để giải phóng lượng HTK.

Đi sâu vào cơ cấu hàng tồn kho ta thấy, nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong hàng tồn kho. Năm 2007 nguyên vật liệu tồn kho chiếm 45,60 % giá trị hàng tồn kho, năm 2008 con số này là 53,86 %, đến năm 2009, tỷ trọng nguyên vật liệu

trong hàng tồn kho giảm còn 49,86 %. Tỷ trọng nguyên vật liệu trong hàng tồn kho khá cao, tuy nhiên, với đặc điểm là một doanh nghiệp sản xuất, hoạt động sản xuất lại mang tính mùa vụ, thì tỷ trọng nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất như trên là một điều hợp lý.

Chiếm tỷ trọng nhỏ hơn hàng tồn kho là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2007, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm 27,21 % hàng tồn kho, nhưng đến 2008, chi phí này chỉ chiếm 23,34 %. Đến 2009, tỷ trọng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm xuống chiếm 21,54 % trong tổng giá trị hàng tồn kho. Việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là một nhân tố quan trọng góp phần làm giảm giá thành sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại CTCP Giày Bình Định.doc (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w