Khái niệm và phương pháp tính.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN KẾ TOÁNTÀI SẢN CỐ ĐỊNH (Trang 28 - 31)

IV. HACH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH:

1. Khái niệm và phương pháp tính.

Trong quá trình đầu tư và sử dụng, dưới tác động của môi trường tự nhiên và điều kiện làm việc cũng như tiến bộ kỹ thuật , TSCĐ bị hao mòn. Hao mòn này được thể hiện dưới hai dạng : Hao mòn hữu hình( là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ sát, bị ăn mòn , bị hư hỏng từng bộ phận) và hao mòn vô hình ( là sự giảm giá trị của TSCĐ do tiến bộ khoa học kỹ thuật đã sản xuất ra những tàI sản cố định cùng loại có nhiều tính năng với năng suất cao hơn và với chi phí ít hơn).

Để thu hồi lại giá trị hao mòn của tài sản cố định , người ta tiến hành trích khấu hao bằng cách chuyển phần giá trị hao mòn của tài sản cố định vào giá trị sản phẩm làm ra . Như vậy, hao mòn là một hiện tượng khách quan là giảm giá trị và giá trị sử dụng của tài sản cố định , còn khấu hao là một biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm thu hồi lại giá trị đã hao mòn của tài sản cố định .

Về phương diện kinh tế , khấu hao cho phép doanh nghiệp phản ánh được giá trị thực của tài sản , đồng thời làm giảm lợi nhuận ròng của doanh nghiệp . Về phương diện tài chính , khấu hao là một phương tiện tài trợ giúp cho doanh nghiệp thu được bộ phận giá trị đã mất của tài sản cố định . Về phương diện

thuế khoá , khấu hao là một khoản chi phí được trừ vào lợi tức chịu thuế , tức là được tính vào chi phí kinh doanh hợp lệ. Về phương diện kế toán, khấu hao là việc ghi nhận sự giảm giá của tài sản cố định.

Việc tính khấu hao có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao nào là tuỳ thuộc vào quy định của Nhà nước về chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Phương pháp khấu hao được lựa chọn phải đảm bảo thu hồi vốn nhanh đầy đủ và phù hợp với khả năng trang trải chi phí của doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp đang sử dụng một trong các phương pháp khấu hao sau:

1.1 Phương pháp khấu hao đều.

Cách tính khấu hao theo phương pháp này như sau: Mức KH phải trích BQ năm Nguyên giá TSCĐ BQ Tỉ lệ KHBQ năm Nguyên giá SCĐ = x = Số năm sử dụng Mức KH phải trích BQ tháng Mức KHBQ năm = 12

Do khấu hao TSCĐ được tính vào ngày 01 hàng tháng ( nguyên tắc tròn tháng) nên để đơn giản cho việc tính toán , quy định những TSCĐ tăng( hoặc giảm ) trong tháng này thì tháng sau mới tính (* hoặc thôi tính ) khấu hao. Vì thế, số khấu hao giữa các tháng chỉ khác nhau khi có biến động( tăng, giảm)về tài sản cố định . Bởi vậy, hàng tháng kế toán tiến hành trích khấu hao theo công thức sau: Số KH phải trích tháng này = Số KH đã trích trong tháng trước + Số KH của những TSCĐ tăng thêm trong tháng trước - Số KH của những TSCĐ giảm đi trong tháng trước

Cần chú ý rằng, với TSCĐ sau khi sửa chữa nâng cấp hoàn thành , mức khấu hao mới trích hàng tháng được tính theo công thức sau:

Mức KH phải trích hàng tháng

Giá trị còn lại trước khi nâng cấp+ Giá trị nâng cấp =

Số năm ước tính sử dụng sau khi sửa chữa x12

1.2.Phương pháp khấu hao theo sản lượng.

Cách tính này cố định mức khấu hao trên một đơn vị sản lượng nên muốn thu hồi vốn nhanh,khắc phục được hao mòn vô hình , đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng ca, tăng kíp, tăng năng suất lao động để làm ra nhiều sản phẩm.

Mức KH phải trích trong tháng = Sản lượng hoàn thành trong tháng x Mức KH BQ trên một đơn vị sản lượng Trong đó: Mức KHBQ trên một đơn vị sản lượng

Tổng số KH phảI trích trong thời gian sử dụng =

Sản lượng tính theo công suất tkế

1.3.Khấu hao theo giá trị còn lại.

Mức khấu hao tính theo giá trị còn lại được xác định theo công thức:

2x Giá trị còn lại của TSCĐ

Tổng mức KHBQ năm =

Số năm tính khấu hao

1.4. Khấu hao theo số dư giảm dần.

Ngày 31/12/2001 , Bộ trưởng Bộ tài chính đã ban hành Quyết định sô 2000/QĐ-BTC về việc thực hiện thí điểm chế độ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh . Quyết định này phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mà tài sản cố định có tốc độ hao mòn vô hình cao đòi hỏi phải khấu hao, thay thế và đổi mới nhanh nhằm theo kịp sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật.

Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo số dư giảm dần có điều chỉnh được tiến hành theo các bước như sau:

+ Bước 1: Doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng( Quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999);

+ Bước 2: Xác định mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định bằng cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh. Trong đó, tỷ lệ khấu hao nhanh bằng tỷ lệ khấu hao theo đường thẳng ( xác định ở Bước 1) nhân với hệ số điều chỉnh( căn cứ vào chu kỳ đổi mới của máy móc , thiết bị);

Những năm cuối, khi mức trích khấu hao hàng năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng( hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ , thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ. Các doanh nghiệp thực hiện thí điểm chế độ khấu hao tài sản cố định tính theo phương pháp số dư giảm dần được hạch toán chi phí khấu hao hàng năm vào chi phí hợp lý để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN KẾ TOÁNTÀI SẢN CỐ ĐỊNH (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w