PHƯƠNG HƯỚNG PHẤN ĐẤU HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG SẢN XUẤT CHÈ

Một phần của tài liệu Đề tài công nghệ sản xuất chè (Trang 106)

TRONG SẢN XUẤT CHÈ

Hướng phấn đấu chung của ngành chè là:

- Sản xuất ra được nhiều chè có chất lượng cao cung cấp cho chế biến để có nhiều sản phẩm với chất lượng tốt phục vụ nhu cầu tiêu cùng và xuất khẩu.

- Đảm bảo chi phí hợp lý, hạ giá thành sản phẩm, tăng mức lãi và thu nhập cho xí nghiệp, không ngừng cải thiện đời sống cho người lao động.

- Giá thành là một chỉ tiêu tổng hợp quan trọng chi phối đến lợi nhuận của xí nghiệp. Hạ giá thành sản phẩm là một yêu cầu thường xuyên cần hướng mọi cố gắng của xí nghiệp nhằm phấn đấu thực hiện. Muốn hạ giá thành sản phẩm cần phải chú ý một số điểm sau đây:

1) Tăng năng suất và phẩm cấp chè, tăng sản lượng và tận thu sử dụng tốt chè cuối vụ: tốt chè cuối vụ:

Giữa năng suất với phẩm cấp chè có mối quan hệ không hoàn toàn đồng nhất. Năng suất sản lượng tăng lên do hái nhiều chè C, D, E có thể làm giảm phẩm cấp chè và ngược lại tăng phẩm cấp do hái nhiều chè A, B có thể làm giảm năng suất. Tuy nhiên khi hái nhiều chè A, B thì trước hết là tăng được nhiều lứa hái trong năm, kết hợp với việc thu hết búp mù xòe, không bỏ sót, không hái ép..., có thể vừa tăng được phẩm cấp vừa tăng được năng suất chè. Điều đó có quan hệ đến việc huy động sử dụng lao động và biện pháp chỉ đạo và kỹ thuật hái.

Có nhiều biện pháp làm tăng năng suất phẩm cấp: - Xác định được đất và vùng trồng thích hợp. - Chọn được những giống chè tốt có năng suất cao.

- Thâm canh ngay từ đầu, thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các biện pháp kỹ thuật.

- Tăng lứa hái, hái đúng quy cách.

- Vận dụng tốt các loại chè có thể thu hái.

2) Đề ra và chỉ đạo thực hiện tốt các biện pháp và quy trình kỹ thuật trồng trọt phù hợp với điều kiện cụ thể: trồng trọt phù hợp với điều kiện cụ thể:

- Xây dựng và kịp thời bổ sung những biện pháp kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật. - Xây dựng quy trình sản xuất tiến bộ và có thể thực hiện được.

- Mức kỹ thuật cần được điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu, đúng lúc, đúng đối tượng và khả năng của xí nghiệp.

Có quy trình kỹ thuật và biện pháp đúng là cơ sở và tiền lệ. Điều quyết định trong thực tế là tổ chức thực hiện để vừa đảm bảo kỹ thuật, vừa nâng cao năng suất lao động, có chỉ đạo tập trung dứt điểm từng công việc lại đồng thời đảm bảo sự hoạt động đồng bộ trong toàn xí nghiệp.

3) Quản lý tốt vật tư kỹ thuật:

Thuốc trừ sâu, phân bón, quang sọt, cày bừa v.v... cần đảm bảo chất lượng tốt không để hư hỏng, mất mát. Cần xác định đủ số lượng và thể loại cần thiết không nên mua sắm quá nhiều ứ đọng vốn tốn kho tàng và công chăm sóc bảo quản, nhưng cũng không nên quá thiếu mất cân đối, không đảm bảo tính kịp thời.

Tùy loại mà có sự phân công sử dụng và bảo quản thích hợp. Những công cụ lớn quan trọng, dao kéo đốn chè sử dụng có thời vụ... nên để tập trung, khi dùng có biên nhận và trả rõ ràng, có quy định niên hạn sử dụng, mất phải bồi thường; quang sọt, cuốc, cày bừa... sử dụng hàng ngày thường phân cho đội quản lý. Một số nơi quy định công suất sử dụng và giao cho cá nhân mua sắm (hoặc xí nghiệp trang bị), bảo quản sử dụng, ví dụ:

- Quang sọt hái chè 10 đ dùng để hái 5 tấn chè: tương ứng là 10đ/5.000kg = 0,002đ/kg chè. Người hái chè tự sắm và dùng, thu dần tiền quang sọt theo lượng chè hái được. Quản lý tốt lâu hỏng thì hái được nhiều chè, thu nhiều tiền mà không phải sắm lại.

- Cày bừa chăm sóc thì không tính theo diện tích (vì mức cày khác nhau trên các loại tuổi chè) mà tính theo số định múc lao động cụ thể là theo tiền lương đi cày bừa v.v...

Cách quản lý này thiết thực hơn, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động.

4) Thực hiện tốt các biện pháp để nâng cao năng suất lao động trong ngành chè: ngành chè:

Ngoài những biện pháp chung để nâng cao năng suất lao động cần chú ý: - Cải tiến công cụ sản xuất, mở rộng việc sử dụng cơ giới hóa.

- Hợp lý hóa các quy trình sản xuất trong phạm vi cho phép.

- Hợp lý hóa các quá trình lao động sản xuất, kết hợp làm một việc có tác động đến nhiều khâu, chia nhỏ các công đoạn sản xuất, thực hiện chuyên môn hóa cao và hợp tác.

- Cải tiến thao tác và phương pháp làm việc.

- Bồi dưỡng trình độ kỹ thuật, kỹ năng và ý thức trách nhiệm cho người lao động.

- Cải thiện đời sống và áp dụng các hình thức tiền lương tiền thưởng đúng mức để gây được tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua lao động sản xuất.

Tính bình quân 3 năm, 1 hecta chè sản xuất kinh doanh (9 - 15 tuổi) đạt sản lượng bình quân 7198 kg búp tươi với phẩm cấp A+B là 92%, giá thành bình quân 1kg búp tươi là 0,466đ cần 520 công người, 81 công bò, 697 kg đạm sunfat, 201 kg kali clorua, 10 tấn phân hữu cơ (rác, phân bò), 17 lít thuốc vofatoc và 8 kg thuốc trừ cỏ. Công lao động về hái chè là 60,2%, trừ cỏ dại 16,2%, bón phân 9,8%, đốn chè 8,4%, trừ sâu bệnh 5,4%. Một công lao động làm ra 13,8 kg búp tươi. Muốn có 100kg búp tươi cần 7,27 công.

Tóm lại, hạ giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất chè là phải thực hiện tổng hợp nhiều biện pháp kinh tế kỹ thuật là cả quá trình phấn đấu liên tục của toàn bộ xí nghiệp.

+ Ali Zatde M.A. Sinh lý cây chè. Viện hàm lâm khoa học Azecbaijan. Bacu, 1964.

+ Bakhơtatze K.E. Sinh học, chọn tạo và nhân giống cây chè, Maxcơva, 1948.

+ Bakhơtatze K.E. Cơ sở sinh học của cây chè. Tbilixi, 1971.

+ Giginhêisvili P.L. Cây chè ở Việt Nam. Tạp chí cây trồng ở nhiệt đới, 2- 1967.

+ Giginhêisvili P.L. Nghề trồng cây lâu năm ở Việt Nam. Tbilixi, 1970. + Gôtrôlasvili M.M. Zandastanhisvili L.G. Cơ sở sinh học của cây chè ở

Gruzi. Tbilixi, 1963.

+ Đjêmukhatze K.M. Trồng trọt và sản xuất chè ở nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Maxcơva, 1961.

+ Đjêmukhatze K.M. Cây chè ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Maxcơva, 1976.

+ Kantaria G.I. Nghề trồng chè Tbilixi, 1960.

+ Kvaraxkhêlia T.K: Aculôva T.A. Kantaria G.I, Menagarisvili A.Đ. Nghề trồng chè Maxcơva, 1950.

+ Palarava D.T. Nghề trồng chè ở một số tỉnh của nước Cộng hòa Nhân

dân Trung Hoa. Tạp chí của Viện nghiên cứu chè và cây á nhiệt đới toàn Liên Xô. Số 2-1957.

+ Piaxkhalaisvili C.X. Cơ sở khoa học của việc khai thảo nương chè. Luận án tiến sĩ nông học Maxcơva, 1969.

+ Bziava M.L. Phân bón cho cây trồng á nhiệt đới. Tbilixi, 1973. + Boculrava M.A. Sinh hóa chè và sản xuất chè. Maxcơva, 1958.

+ Nguyễn Ngọc Kinh. Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp đốn và tưới nước đến sinh trưởng, phát dục và sản lượng của cây chè trong điều kiện của nước Cộng hòa Apkhazia.

Luận án phó tiến sĩ nông học, Xukhumi, 1973. + Trang Vãn Phương. Cây chè. Maxcơva,1959.

+ Trường Đại học Lômônôxốp - Sinh lý cây trồng nông nghiệp. Tập 9 -

+ Eaen T. Cây chè - Luân Đôn, 1958.

+ Elliott E.C. Whiteheahd F.T. Trồng chè ở Xrilanca, 1960.

+ Othieno C.O. Tưới nước cho chè. Tạp chí Viện nghiên cứu chè Đông Phi, 1968,9 (2).

+ Sen. AR. Asim K. BisWac. Một số kỹ thuật thí nghiệm về cây chè ở Đông Bắc Ấn Độ. Tạp chí nông nghiệp thực nghiệm 1966. 2 (2).

+ Trà thụ sinh vật học. Nhà xuất bản khoa học Bắc Kinh, 1957.

+ Trà thụ sinh vật hóa học. Nhà xuất bản Nhân dân Chiết Giang, 1962. + Trà diệp kiểm nghiệm học. Nhà xuất bản Nông nghiệp Bắc Kinh, 1961. + Trà tác học.

+ Chế trà học. Nhà xuất bản Nhân dân Chiết Giang, 1961. + Chọn và nhân giống chè. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1961.

+ Báo cáo tình hình sản xuất chè hàng năm. Vụ trồng trọt. Bộ Nông nghiệp. + Quy trình kỹ thuật trồng chè. Vụ trồng trọt. Bộ Nông nghiệp.

+ Một số tạp chí:

- Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp. - Tập san nghiên cứu kinh tế.

- Thông tin khoa học và kỹ thuật cây công nghiệp, cây ăn quả và cây làm thuốc.

- Khoa học về cây chè (tiếng Trung Quốc). - Cây trồng á nhiệt đới (tiếng Nga).

Một phần của tài liệu Đề tài công nghệ sản xuất chè (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)