- Mua bán nguyên vật liệu ngành chế biến gỗ, sản xuất bao bì.
2.3.1.4 Thách thức
T1: Đối thủ cạnh tranh ngày càng tăng
Đối thủ cạnh tranh quốc tế Trung Quốc
Từ năm 2009 đến nay, Trung Quốc được xem là đối thủ cạnh tranh trong khu vực và là một trong những nước xuất khẩu đồ gỗ nội thất hàng đầu tại Nhật Bản. Hiện nay Trung Quốc được xem là nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới với khoảng 1/3 tổng sản lượng đồ gỗ của nhóm các nước đang phát triển vào thị trường thế giới.
Theo Thông cáo báo chí của Ủy ban Thương mại Quốc tế ngày 5/11/2013. “Mỹ không áp dụng lệnh chống bán phá giá hoặc thuế kháng đối với sản phẩm đồ gỗ nội thất được nhập khẩu từ Trung Quốc vì ITC đã chứng minh rằng ngành công nghiệp Mỹ không có tổn thất hay thiệt hại vì do hoạt động nhập khẩu sản phẩm gỗ từ Trung Quốc” điều này mở ra tiềm năng xuất khẩu của Trung Quốc vào năm 2014.
Cũng theo báo cáo của Báo cáo nghiên cứu thị trường toàn cầu và hồ sơ của công ty “ Ngành công nghiệp đồ gỗ của Trung Quốc đạt kim ngạch 63 tỷ USD năm 2013, tăng 11,2% so với năm 2012 và đạt tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm 16,5% trong năm năm qua. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Trung Quốc năm 2013 đạt 19.44 tỷ USD, chiếm 20% trên kim ngạch đồ gỗ của ngành, tăng 6% so với năm 2012”.
Sự phát triển mạnh mẽ trong xuất khẩu đồ gỗ của Trung Quốc là có nguồn nguyên liệu dồi dào, giá rẻ, chi phí lãi vay thấp hơn Việt Nam, hiệu suất lao động cao, quản lý sản xuất tốt.
Bảng 2.13 – Các đối tác xuất khẩu đồ gỗ nội ngoại thất của Trung Quốc 2013
Quốc gia nhập khẩu Tỷ trọng nhập khẩu theo trị giá Quốc gia nhập khẩu Tỷ trọng nhập khẩu theo trị giá Mỹ 26.7% Úc 3.8% Nhật Bản 5.6% Singapore 3% Anh 4.6% Malaysia 4.6% Đức 3.3% Pháp 2.5%
Canada 3.1% Nam phi 2.9%
(Nguồn: ITC-International Trate Centre)
Indonesia
Nhật Bản là một thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Indonesia, sau Hoa Kỳ và Châu Âu. Theo ITC “Trong quý III năm 2013, Indonesia đã xuất khẩu 4.1 tỉ USD bao gồm 40 sản phẩm gỗ các loại. Trong đó xuất khẩu sang Châu Á chiếm tỷ trọng cao nhất đạt 75,92%, Châu Âu chiếm 9.88%. Xuất khẩu gỗ ở Indonesia đã tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái”.
Các nhà cung cấp ở Indonesia sử dụng rộng rãi hệ thống thông tin trong kinh doanh. Điều này góp phần đáng kể trong việc giảm chuỗi phân phối và mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu trên thị trường toàn cầu.
Ngoài ra lợi thế cạnh tranh của Indonesia là sự khác biệt về sản phẩm và giá cả. Indonesia có đội ngũ công nhân lành nghề, có sẵn và chi phí nhân công là rất rẻ so với công nhân tương tự ở các nước khác. Điều này cho phép đồ gỗ nội thất Indonesia có thể mang lại lợi thế cạnh tranh trong giá cả.
Sở Công nghiêp và thương mại Bali báo cáo rằng “trong số hơn 250 doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ ở Bali thì có 18 doanh nghiệp được chứng nhận SCLK (Hệ thống xác minh hợp pháp của gỗ)”. Đây là nỗ lực của chính quyền Indonesia để sản phẩm đảm bảo tiêu thụ thị trường nước ngoài.
Ngành công nghiệp sản xuất gỗ của nước này có chiều hướng phục hổi, dự tính đẩy mạnh vào thị trường ASEAN.Sản phẩm gỗ của Indonesia được đánh giá cao về chất lượng so với Trung Quốc.Như vậy Indonesia cũng là một trong những đối thủ mạnh.
Quốc gia nhập khẩu Tỷ trọng nhập khẩu theo trị giá Quốc gia nhập khẩu Tỷ trọng nhập khẩu theo trị giá Mỹ 34.5% Úc 3.1% Nhật Bản 17.8% Hà Lan 4.2% Anh 3.4% Bỉ 2.9% Đức 3.4% Pháp 5.4% Canada 1.7% Ý 1.6%
(Nguồn: ITC-International Trate Centre)
Malaysia
Hiện nay Malaysia là nước xuất khẩu gỗ cây và gỗ xẻ lớn nhất thế giới. Ngành công nghiệp gỗ của nước này đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và là nguồn thu ngoại tệ lớn nhất nước. Theo ITC, “ trong 3 quý đầu năm 2013, giá trị xuất khẩu gỗ giảm 2.8% so với cùng kỳ năm ngoái (từ 1.662 tỉ USD xuống 1.617 tỉ USD)”. Đây là một trong những cơ hội lớn của Công ty so khi giá trị xuất khẩu gỗ của các công ty Việt Nam tăng trong năm 2013.
Bảng 2.15- Các đối tác xuất khẩu đồ gỗ nội ngoại thất của Malaysia năm 2013
Quốc gia nhập khẩu
Tỷ trọng nhập khẩu theo trị giá
Quốc gia nhập khẩu Tỷ trọng nhập khẩu theo trị giá Mỹ 29.2% Ấn Độ 3% Nhật Bản 11.8% Ả Rập Thống Nhất 5.3% Singapore 7.7% Ả Rập Saudi 2.2% Úc 5.6% Anh 5.3% Canada 4% Algeria 1.5%
(Nguồn: ITC-International Trate Centre)
T2: Cạnh tranh trong nguồn lao động
Mỹ kiểm soát chặt chẽ về giá đối với Trung Quốc (Các mặt hàng nội thất dùng trong phòng ngủ). Điều này dẫn đến các công ty Trung Quốc đổ sang Việt Nam để thành lập nhà máy chế biến, vô tình làm cho các doanh nghiệp trong nước bị mất lao động nhiều hơn do các doanh nghiệp FDI có chi phí lãi vay thấp hơn.
Nguồn nhân lực đào tạo chuyên môn về ngành chế biến gỗ tại Việt Nam hiện tại vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành trong vòng 2 năm tới.
Chính phủ giảm gói kích cầu, cụ thể là không hoặc giảm hỗ trợ lãi suất ưu đãi làm cho doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn, giảm mạnh tính cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới.Chi phí lãi vay tăng cao dù đã có giảm đôi chút, chi phí đầu vào tăng, phải trả tiền lãi ngân hàng cao. Cảnh báo phá sản đối với các doanh nghiệp có sức đề kháng yếu với thị trường.
T4: Chính sách pháp luật
Môi trường chính sách còn chưa thuận lợi, bản thân các văn bản pháp lý của Việt Nam còn đang trong giai đoạn hoàn chỉnh, trong khi năng lực của cán bộ xây dựng và thực thi chính sách cũng như các cán bộ tham gia xúc tiến còn thấp, đặc biệt hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ, kỹ năng.
Những quy định về luật lệ về môi trường, về lao động còn chưa phù hợp với năng lực hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam.
Kết luận: Qua việc xây dựng ma trận SWOT cho TTF giúp ta thấy được một cách tổng
quát đặc điểm doanh nghiệp, tình hình bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để có thể đề ra chiến lược một cách khoa học, hướng đi mới cho Công ty những năm tiếp theo. Công ty cần phải:
Giữ vững và phát triển thị trường trong nước, nghiên cứu và phát triển khách hàng mới, thị trường mới. Tiếp tục xuất khẩu sang các thị trường quen thuộc, chú trọng cả hình thức, chất lượng sản phẩm. Đặc biệt là Nhật Bản, một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng, Công ty nên thâm nhập vào các thị trường tại Nhật Bản trước đây còn bị hạn chế, cùng chính sách giá và sản phẩm đa dạng. Chiếm lĩnh những khu vực bị bỏ ngỏ tại Nhật Bản bằng kế hoạchtập trung ngành đang phát triển của Công .Đây cũng là kế hoạch tập trung ở thị trường ít bị suy thoái kinh tế để cứu nguy cho thị trường bị ảnh hưởng lớn.