Môi trường luật pháp và chính trị

Một phần của tài liệu Đồ án marketing Chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản cho dòng sản phẩm đồ gỗ nội thất Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành giai đoạn 2014 – 2020 (Trang 34)

- Mua bán nguyên vật liệu ngành chế biến gỗ, sản xuất bao bì.

2.2.1.5 Môi trường luật pháp và chính trị

Nhật Bản là một trong các nước theo hệ thống quân chủ lập hiến, Thủ tướng nắm quyền cao nhất về phương diện quản lý quốc gia và chịu sự giám sát của quốc hội và tòa Hiến phápNhật Bản là quốc gia có chính quyền đa đảng phái, những đảng phái chính trị lớn gồm có: Đảng Dân chủ Tự do Nhật bản, Đảng Dân chủ Nhật Bản, Đảng Tân Komei. Theo hệ thống pháp luật hiện hành của thế giới, Nhật bản được xếp vào các nước có nền dân chủ đầy đủ (ưu việt nhất).

Những định chế và tiêu chuẩn của thị trường đồ gỗ nội ngoại thất Nhật Bản  Quy định về pháp luật và thủ tục nhập khẩu

Tại thời điểm nhập khẩu không có quy định đặc biệt trừ những đồ đạc sử dụng những nguyên liệu bằng da của một số loài động vật quý hiếm bị hạn chế nhập khẩu theo các điều khoản của hiệp ước Washington (Hiệp ước quốc tế và bán động thực vật quý hiếm).

 Quy định pháp luật khi kinh doanh đồ gỗ

Một số sản phẩm đồ gỗ muốn được kinh doanh trên thị trường Nhật Bản phải đáp ứng được yêu cầu của “Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hóa” và “Luật an toàn sản phẩm”. Ngoài ra còn có “Luật tự nguyện”(bàn và ghế, tủ, giường hai tầng, tủ trẻ em, cũi trẻ em, ghế trẻ em…)

- Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hóa: Yêu cầu nhà nhập khẩu phải đảm bảo nhãn hiệu của sản phẩm phải có đủ thông tin cho người tiêu dùng.

- Luật an toàn sản phẩm (Dấu PSC): Một số sản phẩm tiêu dùng mà kết cấu, vật liệu hoặc cách sử dụng đặt ra vấn đề an toàn đặc biệt được coi là “sản phẩm đặc biệt” có quy định tiêu chuẩn cho từng sản phẩm đặc biệt.

Luật quy định giường trẻ em là một loại sản phẩm đặc biệt loại 1.Giường phải đảm bảo các tiêu chuẩn này phải có nhãn hiệu S đồng thời sẽ được xác nhận bởi các cơ quan chuyên trách của chính phủ. Nhà sản xuất đã đăng kí có trách nhiệm tuân thủ các quy định về an toàn theo quy định và chịu trách nhiệm bồi thường cho người tiêu dùng nếu như hàng hóa hư hỏng.

Từ 1/7/2003, đồ gỗ nhập khẩu bắt buộc phải được kiểm tra formaldehyde theo luật JAS (quy định về sản phẩm gỗ), luật JIS (quy định về chất liệu công nghiệp) và luật BSl (đối với các sản phẩm không thuộc luật JAS và luật JIS). Quy định này được ban hành do mối lo ngại của người Nhật về chứng “nhà bệnh tật” (hội chứng rối loạn sức khỏe mà người mua phàn nàn là do đồ gỗ thải ra quá nhiều hóa chất dễ bay hơi). Nội dung chủ yếu của quy định này là: Cấm tuyệt đối việc sử dụng các chất chlorpyrifos; Những hạn chế đối với việc sử dụng formandehyde về mức độ dẫn tới khả năng gây ô nhiễm môi trường cho cơ quan kiểm nghiệm.

- Luật tự nguyện: Luật tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (Dấu JIS); Luật tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (Dấu JIS); Luật trách nhiệm sản phẩm.

 Quy trình gắn nhãn

- Gắn nhãn theo quy định của Luật gắn nhãn đối với chất lượng hàng gia dụng. Nhãn mác tự nguyện phải đảm bảo giúp người tiêu dùng yên tâm khi sử dụng, cảnh báo trước mức độ nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng sản phẩm sau:

Kích thước: Chiều rộng x Chiều sâu x Chiều cao Chất liệu sản phẩm:

Bề mặt sản phẩm: Chất liệu lót: Cảnh báo sử dụng: Tên công ty ghi nhãn

Mục đích của nhãn mác tự nguyện này nhằm:

- Gắn nhãn mác theo quy định của Luật Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản (ký hiệu JIS): Theo Luật Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản, các tiêu chuẩn được đặt ra đối với chất lượng các sản phẩm công nghiệp. Các sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn JIS được quyền gắn nhãn có ký hiệu JIS. Hơn thế nữa, khi được gắn nhãn, phải nêu rõ những thông tin cụ thể xác định cho từng loại sản phẩm.

- Gắn nhãn theo quy định của Luật An toàn hàng tiêu dùng (ký hiệu SG): Trong số đồ dùng gia đình, giường 2 tầng, tủ ngăn kéo trong bếp, tủ cho trẻ em, và ghế cho trẻ nhỏ là những mặt hàng thuộc hệ phải có ký hiệu SG do Hiệp hội An toàn hàng tiêu dùng cho phép gắn nhãn có ký hiệu SG trên những sản phẩm tự nguyện. Khi xảy ra tai nạn dẫn đến thương vong của sản phẩm có gắn nhãn ký hiệu SG, thì những thiệt hại đến 100 triệu yên sẽ được bồi thường. Tuy nhiên với điều kiện là những thiệt hại đó xảy ra và gây thương tổn đối với cá nhân.

 Các tiêu chuẩn công nhận ký hiệu SG. Xem phụ lục 4

- Tiêu chuẩn công nhận ký hiệu SG đối với mặt hàng ghế không chân dùng cho phòng Tatami.

- Tiêu chuẩn công nhận ký hiệu SG đối với mặt hàng giường 2 tầng. - Tiêu chuẩn công nhận ký hiệu SG đối với mặt hàng ghế trẻ em. - Tiêu chuẩn công nhận ký hiệu SG đối với mặt hàng tủ trẻ em.

Một phần của tài liệu Đồ án marketing Chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản cho dòng sản phẩm đồ gỗ nội thất Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành giai đoạn 2014 – 2020 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w