CÔNG TY TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 26 - 30)

III. Tình hình tài chính

CÔNG TY TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN

Tên khách hàng: Công ty tư B

Ngày kết thúc niên độ kế toán: 31/12/2001 Khoản mục: TK tiền mặt

Bước công việc: Số liệu theo sổ chi tiết

Số dư 1/1/2001: 49.627.988 v Tổng phát sinh nợ: 3.231.061.767 Tổng phát sinh có: 3.275.907.201 Dư cuối kì: 94.782.494 @

v: Khớp với sổ cái.

Bảng 7: Bảng kê chi tiết TK tiền mặt

CÔNG TY TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN

Tên khách hàng: Công ty B Niên độ kế toán: 31/12/2001 Khoản mục: TK tiền mặt

Bước công việc: Lập bảng kê phát sinh Số liệu theo sổ chi tiết

Số dư 1/1/2001: 49.627.988 v Tổng phát sinh nợ: 3.231.061.767 Tổng phát sinh có: 3.275.907.201 Dư cuối kì: 94.782.494 v Chi tiết: Tổng phát sinh nợ

Rút tiền gửi về quỹ: 430.963.500

Thu về cung cấp dịch vụ: 2.779.634.220 Thu thanh lý TS: 1.234.215 Thu khác: 19.229.832 Tổng phát sinh có: Trả lương: 1.050.636.700 Mua tài sản: 107.900.262 Chi tạm ứng: 70.202.650 Chi BHXH;30.121.560 Chi trả nhà cung cấp: 1.020.166.128 Sản xuất chung: 296.426.031 Chi phí quản lý; 632.107.323 Nộp thuế: 635.400 Chi khác: 63.711.257 v: Khớp với sổ cái

+ Bước 3: Kiểm tra sổ nhật ký quỹ:

Để phát hiện ra những khoản tiền không bình thường về mặt giá trị, các đối ứng TK sai so với diễn giải kiểm toán viên tiến hành kiểm tra sổ nhật ký quỹ của đơn vị. Việc xem xét này đối với các khách hàng khác nhau là rất khác nhau.

Hệ thống kiểm soát nội bộ tại B và K được đánh giá là yếu nên kiểm toán viên tiến hành kiểm tra sổ nhật ký quỹ một cách chi tiết hơn, trên nhiều trang sổ hơn. Trong khi đó, việc kiểm tra đối với công ty H chỉ tập trung trên só dư đầu kỳ và cuôí kỳ.

Bảng 8: Kiểm tra sổ nhật ký quỹ

CÔNG TY TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN

Tên khách hàng: Công ty B

Ngày kết thúc niên độ kế toán: 31/12/2001 Khoản mục: TK tiền mặt

Bước công việc: Kiểm tra sổ quỹ

- Tổng số thu luỹ kế từng tháng, quý trên sổ quỹ của đơn vị chưa thể hiện chính xác do kế toán đã cộng só thu được trong tháng với số dư đầy năm.

- Số dư đầu năm và cuối năm giữa sổ quỹ và bảng cân đối kế toán chưa khớp nhau.

Việc xem xét không chỉ dừng lại trên sổ sách mà kiểm toán viên còn tiến hành đối chiếu tới tận chứng từ để khẳng định các phát hiện qua kiểm tra chi tiết chứng từ thu chi.

+ Bước 4: Kiểm tra chọn mẫu chứng từ:

Trong kiểm tra chi tiết chứng từ, vấn đề được kiểm toán viên quan tâm nhất là quy mô mẫu cần kiểm tra và phương pháp chọn mẫu. Việc quyết định kiểm tra chọn mẫu nhiều hay ít phụ thuộc phần lớn vào hệ thống kiểm soát nội của khách hàng và vào thời gian kiểm toán. Đối với các khách hàng có hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tốt, AASC thường chọn mẫu từ 20-25%. Còn đối với khách hàng mà kiểm toán viên đã quyết định dùng kiểm tra chi tiết là chủ yếu thì quy mô mẫu chọn có thể lên tới 60-65% ( thậm chí có thể kiểm tra tổng thể nếu kiểm toán viên thấy cần thực hiện )

Phương pháp chọn mẫu có thể theo nội dung thu chi chủ yếu của khách hàng được tìm hiểu qua quá trình kiểm tra sổ sách hoặc theo thời gian phát sinh nghiệp vụ. Đối với Công ty B, kiểm toán viên chọn 10 chứng từ phát sinh trong quý I, 10 chứng từ ở quý II và 10 chứng từ cuối quý III để chứng từ lựa chọn mang tính tổng quát, số lượng mẫu chọn này chiếm 70% trong tổng số phiếu thu, phiếu chi của Công ty.

Việc kiểm tra chứng từ thu được thực hiện với quy mô mẫu nhỏ hơn so với chứng từ chi. Mẫu chọn được tiến hành kiểm tra chi tiết và đối chiếu từ chứng từ gốc tới sổ sách để kiểm tra tính trọn vẹn trong việc vào sổ kế toán.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn chứng từ với nội dung nào để kiểm tra phụ thuộc vào nhận định của kiểm toán viên, phụ thuộc vào nội dung thu chi chủ yếu của khách hàng mà kiểm toán viên nhận thấy qua việc tìm hiểu sổ sách, từ đó, kiểm toán viên đưa ra hướng lựa chọn hợp lý.

Qua kiểm tra chi tiết TK tiền mặt, kiểm toán viên tiến hành tổng hợp các phát hiện thu thập được trên giấy tờ làm việc. Tuỳ thuộc vào tính chất của sai phạm mà kiểm toán viên đưa ra quyết định lập bút toán điều chỉnh, hay viết vào thư quản lý.

Bảng 9: Kiểm tra chứng từ tiền mặt

Với những sai phạm này kiểm toán viên quyết định kiến nghị với ban giám đốc và đưa vào thư quản lý.

Việc kiểm toán các tài khoản khác cũng được thực hiện tương tự như đối với TK tiền mặt.

* TK tiền gửi ngân hàng ( TGNH ):

Đối với TK TGNH, số dư được đối chiếu với sổ cái và thư xác nhận của ngân hàng. Thư xác nhận của ngân hàng do Công ty khách hàng lập và gửi đi. Ngoài những thông tin về tiền gửi, kiểm toán viên có thể yêu cầu xác nhận thêm thông tin về tiền vay để phục vụ kiểm toán các khoản mục khác. Ngoài ra kiểm toán viên còn có thể sử dụng các bảng sao kê của ngân hàng để đối chiếu.

Tài khoản này thường được đánh giá là ít tồn tại sai phạm nên kiểm toán viên không cần phải tập trung nhiều để thu thập bằng chứng.

CÔNG TY TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN

Tên khách hàng: Công ty tư vấn xây dựng B Ngày kết thúc niên độ kế toán: 31/12/2001 Khoản mục: TK tiền mặt

Bước công việc: Kiểm tra chứng từ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w