- NHNo & PTNT Thanh trì áp dụng cho vay theo hạn mức tín dụng đối với khách hàng vay vốn ngắn hạn, có nhu cầu vay vốn thường xuyên, thu nhập ổn định được xếp vào loại khách hàng có tín nhiệm đối với Ngân hàng.
- Trên cơ sở hợp đồng tín dụng đã ký kết. Người vay chỉ phải làm thủ tục vay một lần đầu. Còn lần giải ngân thứ 2 trở đi, khách hàng không phải làm đơn mà chỉ nộp chứng từ thanh toán hợp lệ, hợp pháp, nhiệm vụ của kế toán cho vay là phải kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ kế toán cho vay, đối chiếu với hạn mức tín dụng đã được Ngân hàng và khách hàng thoả thuận dựa trên hợp
đồng tín dụng. Khi đã đủ điều kiện thì căn cứ vào chứng từ để phát tiền vay, kế toán sẽ hạch toán:
Nợ: TK cho vay khách hàng theo hạn mức tín dụng. Có: TK thích hợp
- Mỗi lần ghi nợ tài khoản cho vay, cán bộ tín dụng kiêm kế toán cho vay phải đối chiếu với hạn mức tín dụng còn lại để tránh vượt quá hạn mức tín dụng và kiểm tra thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng đã ký kết.
2.4.5 Kế toán giai đoạn thu nợ, thu lãi.
Sau khi giải ngân thì yêu cầu của cán bộ tín dụng kiêm kế toán cho vay là phải theo dõi kỳ hạn trả nợ, trả lãi của khách hàng vay.
Tại NHNo & PTNT Thanh trì, khi sắp đến kỳ hạn trả nợ thì cán bộ tín dụng và kế toán cho vay ( căn cứ vào kỳ hạn trên hợp đồng tín dụng ) phải lập giấy báo nợ theo mẫu quy định và gửi tới khách hàng trước kỳ hạ nợ tối thiểu là 10 ngày. - Kế toán thu nợ:
Cơ sở để hạch toán thu nợ là các chứng từ hợp lệ, hợp pháp do khách hàng hoặc Ngân hàng lập, kèm theo hợp đồng tín dụng, chứng từ thu nợ được lập thành 2 liên. Một liên do Ngân hàng giữ, một liên đưa cho khách hàng.
Căn cứ vào chứng từ như: Giấy nộp tiền, uỷ nhiệm chi từ tài khoản hoặc giấy báo có liên hàng, kế toán cho vay hạch toán:
Nợ: TK thích hợp (1011.01,1012.01,5112,…) Có: TK cho vay thích hợp
Lãi suất cho vay là thoả thuận giữa Ngân hàng và khách hàng trên cơ sở mức lãi suất quy định của thống đốc Ngân hàng nhà nước, lãi suất cho vay sẽ được quy định trong hợp đồng tín dụng hoặc giấy nhận nợ.
Tại NHNo & PTNT Thanh trì hiện nay áp dụng tính lãi theo 2 phương pháp là phương pháp tích số và tính trong tháng.
+ Phương pháp tích số:
Tiền lãi = Tổng số tích số x lãi suất Trong đó:
Tổng số tích số = ∑
(số dư các ngày thực tế tính lãi x Số ngày tính lãi) Lãi suất = Lãi suất tháng/ 30 ngày hoặc Lãi suất năm/ 360 ngày
+ Phương pháp tính trong tháng
Tiền lãi = Số nợ còn lại x lãi suất tháng
Căn cứ vào số lãi tính được, kế toán cho vay lập chứng từ hạch toán: Nợ: TK thích hợp (1011.01,1012.01…)
Có: TK thu lãi cho vay
Đồng thời kế toán cho vay ghi ngày thu lãi, số chứng từ, số tiền thu và bản theo dõi cho vay thu nợ và cập nhận dữ liệu trên máy tính.
- Các hợp đồng tín dụng đã trả hết nợ (gốc và lãi) kế toán cho vay phải kiểm tra số lãi đã thu trên bản theo dõi cho vay thu nợ trước khi tính và thu lãi còn lại, thu đúng thu đủ theo thoả thuận của hợp đồng tín dụng.
2.4.6 Giai đoạn chuyển nợ quá hạn, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro.