Lợi nhuận khác 234,858 (92,252) (327,110) 139.28% 12 Tổng lợi nhuận trước

Một phần của tài liệu Thực trạng về việc áp dụng thủ tục phân tích trong các giai đoạn của quy trình kiểm toán tại công ty AISC (Trang 25)

12. Tổng lợi nhuận trước

thuế 886,276,208 1,032,129,829 145,853,621 16.46%

13. Thuế thu nhập doanh

nghiệp phải nộp 132,941,431 154,819,474 21,878,043 16.46%

14. Lợi nhuận sau thuế 753,334,777 877,310,355 123,975,578 16.46%

Thông qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, kiểm toán viên sẽ lý giải khái quát cho các nguyên nhân của những biến động chủ yếu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Sau khi thực hiện các bút toán điều chỉnh, kiểm toán viên sẽ đánh giá lại những biến động của các khoản mục cũng như những nguyên nhân tạo nên biến động đó.

Qua bảng phân tích ở trên cho thấy doanh thu năm 2004 tăng so với năm 2003, chi phí quản lý cũng tăng và lợi nhuận năm 2004 cũng tăng so với năm 2003. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên cần phải phân tích các tỷ số phản ánh tổng thể các tài khoản có liên quan nhằm đưa ra đề xuất cuối cùng để điều chỉnh và đưa ra kết luận đúng đắn.

2.1.4 Quy trình thực hiện thủ tục phân tích

Để phân tích một cách hiệu quả, cần phải thực hiện theo một quy trình phù hợp. Thông thường quy trình phân tích trải qua các giai đoạn sau :

2.1.4.1 Lựa chọn phương pháp phân tích thích hợp với mục tiêu phân tích

Việc lựa chọn phương pháp phân tích là một bước quan trọng trong quá trình vận dụng thủ tục phân tích vì nó góp phần quyết định tính hiệu quả mà thủ tục phân tích mang lại. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp phân tích thích hợp, do đó đòi hỏi kiểm toán viên phải thận trọng khi lựa chọn và phải hiểu rõ về khách hàng.

Trong thực tế, việc lựa chọn thủ tục phân tích còn phụ thuộc vào xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Tùy vào mục tiêu cần đạt, kiểm toán viên có thể lựa chọn một

trong ba phương pháp phân tích trên hoặc kết hợp các phương pháp với nhau. Việc lựa chọn phương pháp phân tích thích hợp có thể được tóm tắt như bảng sau :

Một tài khoản, khoản mục Nhiều tài khoản, khoản mục Trong cùng một kỳ Phân tích tính hợp lý Phân tích tỷ số

Qua hai hay nhiều kỳ Phân tích xu hướng Kết hợp phân tích xu hướng và tỷ số Ngoài ra, tùy theo vị trí của khoản mục trên báo cáo tài chính, kiểm toán viên có thể lựa chọn phương pháp thích hợp :

Vị trí trên báo cáo tài chính Loại thủ tục phân tích

Phân tích xu hướng Phân tích tỷ số Phân tích tính hợp lý Bảng cân đối kế toán Hạn chế Hữu ích Hạn chế

Báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh Hữu ích Rất hữu ích Rất hữu ích

Tuy nhiên, không có một nguyên tắc cứng nhắc duy nhất nào khi lựa chọn phương pháp phân tích. Mỗi phương pháp áp dụng sẽ có hiệu quả đối với từng trường hợp cụ thể. Chính vì vậy, kiến thức và kinh nghiệm của kiểm toán viên là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của thủ tục phân tích.

2.1.4.2 Thu thập thông tin thích hợp

Thu thập thông tin là một khâu rất quan trọng của thủ tục phân tích. Các vấn đề cần chú ý là :

• Thông tin thu thập cần phù hợp với mục tiêu phân tích

• Các thông tin thu thập từ các nguồn càng độc lập thì việc ước tính càng đáng tin cậy, kết quả phân tích sẽ càng đáng tin cậy hơn.

• Trước khi sử dụng thông tin để phân tích, trong một số trường hợp, cần kiểm tra lại thông tin ( hoặc kiểm soát nội bộ liên quan đến thông tin ).

2.1.4.3 Xử lý chênh lệch phát hiện

Xác định mức sai lệch cho phép

Khi so sánh các số liệu, kiểm toán viên sẽ có thể phát hiện được các chênh lệch. Để phân biệt chênh lệch có thể bỏ qua và chênh lệch cần tập trung nghiên cứu, kiểm toán viên cần xác định mức sai lệch cho phép và mức này có thể là số tuyệt đối hay số tương đối.

• Mức sai lệch cho phép tính theo số tuyệt đối thường dựa vào mức trọng yếu phân bổ cho từng khoản mục đã được xác định trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. • Mức sai lệch cho phép tính theo số tương đối được áp dụng trong trường hợp việc

sử dụng số tuyệt đối không thích hợp. Thí dụ, so sánh số dư tài khoản của năm hiện hành với năm trước bằng số tương đối sẽ phù hợp hơn số tuyệt đối. Khi SVTH: MAI TH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khoản chênh lệch cao hơn một tỷ lệ đã xác định trước mà kiểm toán viên cho là thích hợp thì nó được xem là một biến động bất thường.

Đánh giá tính trọng yếu của các chênh lệch

Khi so sánh các chênh lệch thực tế với mức sai lệch cho phép, có hai trường hợp xảy ra :

• Mức chênh lệch giữa số liệu ước tính với số liệu trên sổ sách thấp hơn mức sai lệch cho phép : chênh lệch này là không trọng yếu.

• Mức chênh lệch giữa số liệu ước tính với số liệu trên sổ sách xấp xỉ hoặc lớn hơn mức sai lệch cho phép : chênh lệch này là trọng yếu.

2.1.4.4 Tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch

Các chênh lệch trọng yếu cần được tập trung nghiên cứu và nguyên nhân có thể là do :

• Có sai sót trong mô hình phân tích của kiểm toán viên, chẳng hạn như công thức ước tính chưa phù hợp, thông tin sử dụng để phân tích chưa đầy đủ, có sai sót trong tính toán.

• Có sai sót đáng kể trong số dư tài khoản hay nghiệp vụ kiểm tra. • Có thay đổi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Để giải thích, kiểm toán viên sẽ tìm hiểu nguyên nhân bằng cách :

• Xem xét lại mô hình ước tính đã sử dụng xem có sai sót không, nếu có cần bổ sung hay hoàn thiện mô hình đã sử dụng để tính toán lại một giá trị hợp lý khác và xem có còn chênh lệch trọng yếu không.

• Phỏng vấn khách hàng để tìm lời giải thích cho những biến động đã phát hiện, và tìm bằng chứng độc lập khác để xác minh những giải thích của khách hàng về sự hợp lý của số liệu. Bằng chứng khác có thể được thu thập qua các thử nghiệm chi tiết, từ những nguồn thông tin bên ngoài, từ việc thực hiện những thủ tục phân tích bổ sung.

Các nội dung trên sẽ giúp kiểm toán viên định hướng việc thực hiện việc điều tra trong suốt quá trình kiểm toán nhằm tìm hiểu nguyên nhân đưa đến sự không nhất quán của số liệu giữa các năm.

Tóm lại, việc nắm vững thủ tục phân tích là cơ sở giúp kiểm toán viên tiết kiệm thời gian, chi phí và đạt được hiệu quả cao trong quá trình kiểm toán.

2.2 THỰC TRẠNG VỀ VIỆC ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY AISC GIAI ĐOẠN CỦA QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY AISC

2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Các báo cáo tài chính : bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Sau đây là một số ví dụ minh họa về thủ tục phân tích được kiểm toán viên áp dụng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán khi kiểm toán báo cáo tài chính công ty CT

Các số liệu có liên quan đến báo cáo tài chính này lấy từ hồ sơ kiểm toán trong phạm vị khảo sát. Để giữ bí mật các thông tin của khách hàng, tôi đã thay tên của đơn vị được kiểm toán là công ty CT

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CTBẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Ngày 31 tháng 12 năm 2008

SỐ SỐ CUỐI NĂM SỐ ĐẦU NĂM SỐ TIỀN %

TÀI SẢN

Một phần của tài liệu Thực trạng về việc áp dụng thủ tục phân tích trong các giai đoạn của quy trình kiểm toán tại công ty AISC (Trang 25)