Tương tác thuốc

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tại khoa nhi bệnh viện bạch mai (Trang 42)

Chúng tôi tiến hành khảo sát các tương tác gặp trên bệnh nhân điều trị tại khoa nhằm đề xuất phương hướng hạn chế tương tác, góp phần vào hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, họp lý tại bệnh viện.

Tương tác trong đơn được tra bằng phần mềm DRƯG INTERACTION CHECKER trên Medscape.com và MICROMEDEX® 1.0

Bảng 3.13: Tưong tác gặp trong đơn

STT Tưong tác Mức độ Tần suất Tỷ lệ(%)

1 Antacid và các chê phâm săt Trung bình 24 36,4 2 Omeprazol và các chê phâm săt Trung bình 21 31,8 3 Esomeprazol và các chê phâm săt Trung bình 3 4,5 4 Domperidon và clarithromycin Nghiêm trọng 2 3,0

5 Omeprazol với diazepam Nhẹ 2 3,0

6

, .

Sulpirid và domperidon Trung bình 1 1,5

Nhận xét;

Tương tác hay gặp nhất là tương tác của chế phẩm chứa sắt với các thuốc antacid và thuốc chổng tiết acid. Các antacid có vai trò trung hòa acid dịch vỊ, các thuốc chống tiết làm giảm tiết acid dạ dày nên cả hai nhóm thuốc này có vai trò làm tăng pH dịch vị dạ dày. Trong khi đó, chế phẩm chứa sắt ở môi trườns acid có pH

thấp sẽ hấp thu tốt hon khi pH dạ dày tăng lên sự hấp thu sắt giảm. Vì vậy khi dùng chung chế phẩm chứa sắt với thuốc antacid hay thuốc chống tiết sẽ làm giảm hấp thu sắt.

Antacid là nhóm hay gây tương tác với chế phẩm sắt chiếm tỷ lệ 36,4% antacid có tác dụng bao niêm mạc ngăn cản tiếp xúc của chế phẩm chứa sắt với niêm mạc nên tương tác xảy ra khi uổng 2 nhóm thuốc này đồng thời. Hơn nữa các antacid là các hydroxid nên có thể kết họp với ion sắt. Như vậy tương tác này có thể khắc phục bằng cách uống cách xa thuốc khác ít nhất 2 giờ. Kết quả tỷ lệ gặp tương tác của antacid ở đây thấp hơn so với kết quả ở bệnh viện Bạch Mai, và bệnh viên Hữu Nghị là 35,21% và 43,8%.

Tổng tỷ lệ PPI có tương tác với chế phẩm sắt cũng khá cao 36,3%. Để tránh tương tác này nên sử dụng 2 nhóm thuốc cách xa nhau và giám sát hiệu quả điều trị của chế phẩm sắt khi có dùng đồng thời với các thuốc PPL

Tương tác giữa clarithromycin và domperidon là tưcmg tác ít gặp tỷ lệ 3% tuy nhiên đây là tương tác mức độ nghiêm trọng. Clarithromycin tương tác với domperidon theo hai cơ chế. Thứ nhất, do cả domperidon và clarithromycin đều kéo dài khoảng QTc nên làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim. Thứ hai, clarithromycin ức chế enzyme chuyển hóa ở gan cytocrom P3A4 nên làm tăng tác dụng của domperidon. Tuy nhiên, trong Stockley tương tác này chưa được đề cập đển chứng tỏ tương tác này khá hiếm gặp. Đáp ứng tưomg tác trên iâm sàng chưa được nghiên cứu và báo cáo cụ thể. Vì vậy, tốt nhất nên tránh sử dụng đồng thời 2 thuốc này, trong trường hợp bắt buộc sử dụng cần thận trọng và giám sát bệnh nhân chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tại khoa nhi bệnh viện bạch mai (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)