Tiền lương gắn liền với thời gian và kết quả lao động mà cán bộ công nhân viên đã thực hiện. Ngoài tiền lương để đảm bảo tái sản xuất lao động và cuộc sống lâu dài của người lao động theo chế độ tài chính hiện hành doanh nghiệp còn phải tính vào chi phí sản xuất một bộ phận chi phí gồm các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ.
a. Quỹ bảo hiểm xã hội.
Quỹ được hình thành từ các nguồn sau đây theo điều 249 Luật lao động. - Người sử dụng lao động đóng góp 15% tổng quỹ lương của những người tham gia BHXH trong đơn vị. Trong đó 10% để chi trả các chế độ hưu trí tử tuất và 5% để chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Nhà nước đóng góp thêm và hỗ trợ để đảm bảo thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động.
- Các nguồn khác...
hiện theo chế độ quy định. Bởi BHXH là một trong những chính sách kinh tế xã hội quan trọng của Nhà nước, nó không chỉ xác định khía cạnh tranh kinh tế mà còn phải chịu chế độ xã hội.
b. Bảo hiểm y tế.
Bảo hiểm y tế thực chất là sự bảo trợ cho người tham gia BHYT về các khoản như: Khám chữa bệnh, tiền việc phí thuốc thang... Người tham gia bảo hiểm sẽ được hỗ trợ một phần nào đó.
Quỹ BHYT được hình thành bằng cách tính theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương của công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng. Tỷ lệ trích BHYT hiện hành là 3% trong đó 2% được tính vào thu nhập của người lao động.
Quỹ này do cơ quan BHYT quản lý và chợ chấp cho doanh nghiệp phải nộp hết 3% cho cơ quan BHYT để phục vụ bảo vệ chăm sóc cho cán bộ công nhân viên.
c. Kinh phí công đoàn.
Kinh phí công đoàn là quỹ tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp theo chế độ hiện hành. KPCĐ được tính theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương phải trả cho người lao động và người sử dụng lao động phải chịu (tính vào chi phí sản xuất kinh doanh). Kinh phí này do doanh nghiệp trích lập và chi tiết theo chế độ quy định. 1% nộp cho cấp trên, 1% sử dụng chi tiết cho công đoàn đại đơn vị.