Quản lý quỹ lương trong các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU (Trang 27 - 30)

Quỹ tiền lương là toàn bộ số tiền phải trả cho tất cả các loại lao động mà doanh nghiệp quản lý, sử dụng kể cả trong và ngoài danh sách. Theo nghị định số 235/HĐBT ngày 19/9/1985 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ). Quỹ tiền lương gồm có các loại sau:

- Tiền lương tháng, ngày theo hệ thống thang bảng lương Nhà nước. - Tiền lương trả theo sản phẩm.

- Tiền lương công nhận cho lao động ngoài biên chế.

- Tiền lương trả cho người lao động khi làm ra sản phẩm hỏng, sản phẩm xấu. - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc do thiết bị máy móc ngừng hoạt động vì nguyên nhân khách quan.

- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian điều động đi công tác hoặc huy động đi làm nghĩa vụ của Nhà nước và xã hội.

- Tiền lương trả cho người lao động nghỉ phép định kỳ, nghỉ theo chế độ Nhà nước.

- Tiền lương trả cho những người đi học nhưng vẫn thuộc biên chế. - Các loại tiền thưởng thường xuyên.

- Các phụ cấp do chế độ quy định và các phụ cấp khác được ghi trong quỹ lương.

Việc phân chia quỹ lương như trên có ý nghĩa trong việc hạch toán tập hợp chi phí sản xuất, chi phí lưu thông trên cơ sở đó để xác định và tính toán chính xác chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm, trong chi phí quản lý và trong chi phí lưu thông.

Quản lý quỹ lương thực chất là xác định mối quan hệ giữa người lao động, người sử dụng lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước trong việc phân chia lợi ích sau một kỳ kinh doanh.

Quản lý quỹ lương dựa trên nguyên tắc bảo đảm quyền tự chủ của doanh nghiệp, kết hợp việc quản lý thống nhất của nhà nước về chế độ tiền lương trên cơ sở gắn thu nhập của người lao động với kết quả sản xuất kinh doanh, đồng thời kết hợp hài hòa giữa các lợi ích. (Đổi mới cơ chế quản lý lao động - tiền lương trong cơ chế kinh tế thị trường Việt Nam).

Việc xác định hao phí sức lao động trên 1 đơn vị sản phẩm hay trên 1000 ĐVN doanh thu (lợi nhuận) là hết sức quan trọng. Đó là chi phí hợp lệ trong giá thành sản phẩm, là công cụ để Nhà nước quản lý quỹ tiền lương đối với các doanh nghiệp. Cụ thể:

- Nhà nước quyết định đơn giá tiền lương của các sản phẩm trọng yếu, sản phẩm do Nhà nước định giá.

- Các bộ, ngành và địa phương quyết định đơn giá tiền lương cho một số sản phẩm đặc thù của mình.

- Các sản phẩm còn lại sẽ dựa vào quy định chung, doanh nghiệp tự quyết định đơn giá nhưng phải đăng ký với cơ quan Nhà nước.

Đơn giá tiền lương có rất nhiều cách xác định theo thông tư liên bộ số 20/LB - thị trường ngày 2/6/1993 của liên bộ lao động thương binh và xã hội - tài chính, đơn giá tiền lương được tính theo:

- Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất ít trủng loại sản phẩm, sản phẩm mang tính truyền thống và

có hệ thống định mức lao động chi tiết đầy đủ.

- Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu - tổng chi phí: áp dụng cho các doanh nghiệp đang đi và thế ổn định, làm ăn có hiệu quả.

- Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận áp dụng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau nhưng chưa cố định mức lương trong tổng chi phí.

- Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu: áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không ổn định và không tính được đơn giá tiền lương theo một trong ba phương pháp nêu trên.

Dựa trên đơn giá tiền lương tính được, ta có thể xác định được quỹ tiền lương thực hiện và quỹ tiền thưởng.

Quỹ tiền lương thực hiện bao gồm:

- Quỹ lương thực hiện của giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng.

- Quỹ tiền lương thực hiện xác định theo đơn giá tiền lương tính được và kết quả sản xuất kinh doanh. Theo thông tư liên bộ số 20/LB - thị trường ngày 2/6/1993 của liên bộ lao động - thương binh xã hội, được xác định như sau:

= x +

Quỹ tiền lương bổ sung là quỹ tiền lương trả cho thời gian không tham gia sản xuất theo chế độ được hưởng cho công nhân viên (chính và phụ) gồm nghỉ phép năm, nghỉ viện riêng, nghỉ lễ, nghỉ theo chế độ lao động mới, hội họp, học tập làm công tác xã hội...

= x = x

Error! Bookmark not defined.

= x

Quỹ tiền lưởng của doanh nghiệp

Quỹ tiền thưởng (kể các của giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng) được trích từ lợi nhuận để lại sau khi nộp thuế lợi nhuận, thanh toán các khoản tiền phạt công nợ... tối đa không qua 30% quỹ lương thực hiện của

doanh nghiệp. Ngoài quỹ tiền thưởng này, doanh nghiệp không có được lấy bất kỳ nguồn nào khác để trả lương cho công nhân viên chức.

Các chế độ tiền thưởng: tiết kiệm vật tư, chốt lượng sản phẩm đối với các doanh nghiệp, vấn đề mấu chốt trong công tác quản lý tiền lương là phải xây dựng một quy chế trả lương phù hợp, dựa trên sự kết hợp hài hòa các chế độ trả lương đã nên trong phần trên và lựa chọn đúng, phù hợp một phương pháp xác định đơn giá tiền lương và quỹ lương, tiền thưởng vài điều kiện riêng của doanh nghiệp.

Trong cuộc sống hàng ngày, con người cần phải đoàn kết lại với nhau chống lại các rủi ro hay trợ giúp nhau vượt qua các khó khăn về kinh tế. Chính vì nhu cầu này mà nảy sinh ra nhiều cơ chế bảo hiểm. Nguồn tài chính là do các quỹ bảo hiểm này đã trích từ một phần tiền lương của người lao động.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w