Nguyên tắc làm và sử dụng các dụng cụ thích nghi cho nhóm khó khăn vận động tại cộng đồng:

Một phần của tài liệu BÀI 4 KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO MỘT SỐ DẠNG KHUYẾT TẬT TRONG CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG (Trang 36)

- Co quắp bàn tay, chân Rối loạn dinh dƣỡng

8. Nguyên tắc làm và sử dụng các dụng cụ thích nghi cho nhóm khó khăn vận động tại cộng đồng:

cộng đồng:

Các dụng cụ Phục hồi chức năng được chia làm các nhóm:

- Các dụng cụ vật lý trị liệu nhằm tăng cường sức mạnh cơ, tăng tầm hoạt động khớp: thang tường, tập khớp vai, quả tạ, lò xo, bao cát, ròng rọc...

- Dụng cụ trợ giúp di chuyển và sinh hoạt: thanh song song, khung tập đi, nạng, gậy tay, đệm gối, xe lăn... dụng cụ trợ giúp ăn uống sinh hoạt.

- Dụng cụ chỉnh hình và thay thế (chân tay giả).

8.1. Các dụng cụ vật lý trị liệu

8.1.1. Thang tường:Là dụng cụ giống thanh ngang nhưng gắn vào tường để tập luyện. - Nguyên liệu: Gỗ, tre, kim loại đảm bảo độ bền, dẻo. - Nguyên liệu: Gỗ, tre, kim loại đảm bảo độ bền, dẻo.

- Cách làm: Đo kích thước và kết cấu.

- Chỉ định: Dùng để tập sức mạnh các đầu chi, tăng tầm hoạt động của khớp và khớp cột

8.1.2. Các loại khác

- Quả tạ, lò xo, bao cát, ròng rọc dùng để luyện cơ, khớp tập tăng tiến.

- Xe đạp tập, thuyền tập, dụng cụ tập đa năng... dùng để tập kháng trở tăng tiến.

8.2. Các dụng cụ trợ giúp di chuyển và sinh họat

8.2.1 Thanh song song: Là dụng cụ có 2 thanh đặt song song để trợ giúp người khuyết tật di chuyển trong giai đoạn đầu. chuyển trong giai đoạn đầu.

 Nguyên liệu: Tre, gỗ, kim loại có độ bền dẻo đảm bảo.

 Cách làm:

- Đo chiều cao

+ Mức 1 - đến ngang cổ tay

+ Mức 2 - đến khuỷu tay

+ Mức 3 - đến nách

- Đo chiều rộng: Khoảng cách giữa 2 vai + 3 cm

 Cách sử dụng:

1) Người khuyết tật nắm 2 tay trên 2 thanh song song. 2) Người khuyết tật chuyển 1 tay lên phía trước trên 1 thanh. 3) Người khuyết tật chuyển tay kia lên phía trước bên thanh kia. 4) Người khuyết tật bước 1 chân lên.

5) Người khuyết tật di chuyển nốt chân kia.

 Chỉ định: Dùng tập cho người bệnh nằm lâu còn đang yếu hoặc người khuyết tật trong giai đoạn đầu mới tập như: liệt bán thân, liệt 2 chi dưới, bại não, bịa liệt hoặc người mới lắp chân giả.

8.2.2 Khung tập đi

Là một dụng cụ giúp cho người khuyết tật tập đi khi họ chưa sử dụng được nạng, gậy do cơ thể còn yếu hoặc sau khi bị tai nạn chưa thể đi lại được.

 Nguyên liệu: Tre, gỗ, kim loại, mây song.

 Cách làm:

- Đo chiều cao

+ Mức 1 đến thắt lưng

+ Mức 2 đến giữa thắt lưng và nách

+ Mức 3 có giá đỡ đến nách như nạng

Chọn 4 thanh gỗ bằng chiều cao đã định và 6 thanh gỗ bằng chiều rộng đã định, dùng ốc vít hoặc dụng cụ đục cưa để ghép lại sau đó bào nhẵn và lót đệm ở phía trên. Khung tập đi có thể không có hoặc có bánh xe.

 Chỉ định: Dùng để tập cho người liệt bán thân, liệt hai chi dưới, bại não.

 Cách sử dụng: Người khuyết tật di chuyển khung lên phía trước bằng cách đẩy hoặc nâng

khung lên. Di chuyển 1 chân lên phía trước, tiếp tục di chuyển chân kia.

8.2.3. Nạng

Là một dụng cụ trợ giúp cho người khuyết tật di chuyển, có 2 loại nạng: Nạng nách và nạng khuỷu.

a. Nạng nách:

 Nguyên liệu: tre, gỗ, kim loại, mây song.

 Cách làm nạng nách:

- Đo chiều cao của nạng nách từ đất đến điểm cách hố nách 2 - 3 khoát ngón tay. Khoảng

cách từ điểm trên đến tay cầm bằng từ khuỷu tay đến đầu mút ngón tay hoặc từ nách đến khuỷu tay. Dùng bulông hoặc ốc vít, 1 miếng cao su để đệm.

- Có thể chọn 1 cành cây đủ bền để làm.

 Cách làm nạng nách bằng tre: Chọn tre già, đặc (tre gai, tre hóp), sau khi chặt 1 - 2 tháng đường kính 3 - 5 cm. Đo kích thước như nạng gỗ. Chọn một mắt tre, khoan 1 lỗ phía trên, phía dưới buộc dây thép, chẻ đến ngang lỗ. Dùng 2 miếng gỗ 10 và 18 cm kết thành ngạng. Phía dưới đệm cao su để đi cho khỏi trượt.

b. Nạng khuỷu: Là dụng cụ trợ giúp cho người khuyết tật di chuyển.

 Nguyên liệu: tre, gỗ, kim loại, mây song  Cách làm:

- Đo chiều cao từ sàn nhà đến cổ tay

- Đoạn tựa khuỷu từ khuỷu đến cổ tay.

 Cách sử dụng 2 nạng:

- Cách 1: Đi hai điểm - đưa chân và 1 nạng đối diện lên.

- Cách 2: Đi ba điểm - bước chân yếu và cả 2 nạng lên cùng 1 lúc sau đó chân khoẻ.

- Cách 3: đi bốn điểm - Đưa 1 nạng lên, tiế theo chân bên đối diện. Sau đó nạng còn lại lên và cuối cùng là đưa chân còn lại lên.

- Cách 4: Đu cả người lên nạng.

- Cách sử dụng 2 nạng: Cho nạng phía bên lành, cho chân liệt và 1 nạng bước lên cùng 1

lúc, tiếp theo sau là chân lành.

Là một dụng cụ trợ giúp người khuyết tật đi lại sau khi đã sử dụng được khung tập đi, nạng...  Nguyên liệu: tre, gỗ, kim loại, mây song.

 Cách làm:

- Đo chiều cao gậy từ cổ tay đến mặt đất

- Ghép 2 miếng gỗ bằng đinh vít hoặc đục mộng

 Cách sử dụng: cầm gậy bên phía chân lành, bước chân yếu và gậy lên, sau đó chân khoẻ lên.  Lựa chọn giữa nạng và gậy: cơ bắp khoẻ và thăng bằng tốt dùng gậy. Có vấn đề chi dưới

hoặc giữ thăng bằng kém dùng nạng.

8.2.5. Cách làm đệm tay, đệm gối

Đệm tay, đệm gối là dụng cụ giúp cho người khuyết tật di chuyển bằng cách bò hoặc khi ngồi trên xe lăn tay 4 bánh bằng gỗ để đẩy.

 Cách làm đệm tay: Chọn 2 miếng gỗ bằng 2 bàn tay, chiều dày khoảng 2 ngón tay. Dùng 2 miếng cao su rộng bằng 3 ngón tay, dài bằng miếng gỗ. Dùng đinh đóng, đóng thêm đế cao su.  Cách làm đệm gối: Dùng miếng cao su ở lốp xe hoặc mút, da. Đo chiều dài bằng 2 bàn tay, chiều rộng phủ kín trước gối, làm 4 quai vải hoặc da. Đục 4 lỗ ở mỗi đầu miếng cao su hoặc da. Xâu các quai vào lỗ, buộc vào khớp gối để bò.

8.2.6. Xe lăn

Là phương tiện dùng để di chuyển người khuyết tật hoặc bệnh nhân.

 Nguyên liệu: bánh cao su đặc, khung kim loại hoặc bánh xe đạp, khung gỗ, mây song...  Cách sử dụng xe lăn không có chỗ để tay:

- Di chuyển từ xe lăn sang giường.

- Từ giường sang xe lăn.

- Sử dụng xe lăn có chỗ để tay. - Dùng xe lăn có ván trượt.

- Hướng dẫn di chuyển từ xe lăn xuống nền nhà từ nền nhà lên xe lăn (có ghế hoặc không).

8.3. Các dụng cụ trợ giúp trong sinh hoạt

8.4. Các dụng cụ chỉnh hình và thay thế

Dụng cụ chỉnh hình và thay thế rất quan trọng trong Phục hồi chức năng. Trong nhiều trường hợp điều trị nội khoa, ngoại khoa không thể được thì dụng cụ chỉnh hình, thay thế diúp để duy trì các chức năng của cơ thể và đề phòng các biến dạng

8.4.1. Các dụng cụ chỉnh hình

 Định nghĩa: Dụng cụ chỉnh hình là dụng cụ nắn chỉnh lại bộ phận cơ thể theo trục giải phẫu.  Các loại dụng cụ chỉnh hình:

- Chỉnh hình chi trên: máng, nẹp chi trên thường được chỉ định để đề phòng co rút biến dạng, để bàn tay ở tư thế tốt. Thường dùng trong liệt bán thân, bại não, bại liệt, các bệnh viêm khớp...

- Chỉnh hình chi dưới: nẹp cổ chân bàn chân, nẹp dài trên gối, nẹp dài đến thắt lưng cho người liệt 2 chi dưới. Nẹp chi dưới được dùng trong bại não, bại liệt, liệt bán thân, các tật vẹo chân bẩm sinh, các bệnh cơ xương khớp, liệt 2 chi dưới, chấn thương chi dưới... - Chỉnh hình cột sống: các áo corset, áo đỡ thắt lưng được dùng trong vẹo cột sống, đỡ lưng

thắt lưng khi cột sống không ổn định hoặc chịu sức nặng quá tải.

8.4.2. Các dụng cụ thay thế

 Định nghĩa: là các dụng cụ thay thế phần cơ thể bị mất.  Các loại dụng cụ thay thế:

- Tay giả: tay giả trên khuỷu, tay giả dưới khuỷu

- Chân giả: chân giả dưới gối, chân giả trên gối, chân giả thay khớp háng (chân giả Canada)

Một phần của tài liệu BÀI 4 KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO MỘT SỐ DẠNG KHUYẾT TẬT TRONG CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)