Phục hồi chức năng cho ngƣời có hành vi xa lạ

Một phần của tài liệu BÀI 4 KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO MỘT SỐ DẠNG KHUYẾT TẬT TRONG CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG (Trang 31)

6.1. Định nghĩa

`Người có hành vi xa lạ là người do hoạt động của não bị rối loạn nên có những biến đổi bất thường về lời nói, cảm xúc, hành vi, tác phong.

6.2. Nguyên nhân

- Chấn thương tâm lý.

- Chấn thưong sọ não.

- Nhiễm trùng, nhiễm độc.

- Các tệ nạn xã hội như xì ke, ma tuý, nghiện rượu. - Các yếu tố di truyền.

6.3. Cách phát hiện

 Câu hỏi phát hiện: Để phát hiện người có hành vi xa lạ, hỏi chủ hộ xem trong gia đình có ai có hành vi ứng xử không giống người khác (nói quá nhiều hoặc quá ít) hoặc có những ảo giác về tiếng nói hoặc hình ảnh mà người khác không thấy không. Nếu có thì kiểm tra lại bằng cách quan sát để khẳng định.

 Biểu hiện của người có hành vi xa lạ: - Nhức đầu mất ngủ, thay đổi tính tình.

- Vui vẻ bất thường, múa hát, nói năng ầm ĩ hoặc buồn rầu, ủ rũ không nói gì. - Nghe thấy tiếng nói hay nhìn thấy những hình ảnh mà không có trong thực tế. - Tự cho mình có tài năng xuất chúng hoặc cho là có người theo dõi hại mình.

- Lên cơn kích động nằm yên không ăn uống gì.

- Kém phát triển trí tuệ.

6.4. Hậu quả của hành vi xa lạ

- Mất khả năng lao động và học tập.

- Cuộc sống gia đình bị xáo trộn, khổ tâm vật vã cho người thân. - Gây tốn kém cho gia đình, xã hội do phải điều trị lâu dài.

- Gây mất trật tự an ninh xã hội vì người bệnh có thể gây tai nạn và tội ác hay gây thương tích cho người thân.

6.5. Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người có hành vi xa lạ

Bao gồm ba lĩnh vực:

6.5.1. Y tế - Chủ yếu là chăm sóc và sử dụng thuốc

 Ăn uống: Người có hành vi xa lạ thường xuyên không ăn uống đúng lúc và không ăn những

thức ăn cần thiết để đảm bảo sức khoẻ. Họ không để ý đến cách ăn uống nên hay làm đổ thức ăn, nước uống làm bẩn quần áo. Cần huấn luyện cho có hành vi xa lạ có thói quen ăn uống vệ sinh và ăn cơm chung cùng gia đình.

 Giữ vệ sinh: Người có hành vi xa lạ thường xuyên trông bẩn thỉu và lôi thôi bởi vì họ không biết lo lắng đến việc giữ vệ sinh. Huấn luyện cho họ làm những việc dễ dàng như tắm rửa, đánh răng, chải đầu, rửa tay trước khi ăn, tự đi đại tiểu tiện.

 Mặc quần áo: Người có hành vi xa lạ thường mặc những quần áo và trang phục bất thường,

hoặc quần áo bẩn thỉu. Huấn luyện người khuyết tật trở lại với cách ăn mặc như trước lúc bị bệnh.

- Dùng thuốc: Thuốc thông dụng là Aminazzin viên 25 mg hiện được chương trình quốc gia cấp không mất tiền. Nhân viên phục hồi chức năng cộng đồng phải giải thích cho người khuyết tật và gia đình về tầm quan trọng của việc duy trì thuốc và đảm bảo cung cấp đủ thuốc cho người khuyết tật.

 Vai trò của nhân viên phục hồi chức năng cộng đồng: - Tạo cho người khuyết tật có cảm giác được tôn trọng. - Bình tĩnh, kiên nhẫn, không vội vàng hấp tấp.

- Để cho người bệnh nói và kể những điều phiền toái. - Đừng tranh luận với người có hành vi xa lạ.

- Tránh để đám đông tụ tập xung quanh người khuyết tật. - Không nên hỏi những chi tiết khôgn cần thiết.

- Không nên hỏi quá lâu gây kích thích cho người khuyết tật.

- Tìm hiểu người khuyết tật về gia đình, nghề nghiệp, sự thất vọng, tâm tư... của họ. - Đừng để người khuyết tật mất niềm tin, không nên gây lúng túng cho người khuyết tật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

- Phải theo dõi tác dụng phụ của thuốc như: khô miệng, táo bón... và hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa khi cần.

6.5.2. Xã hội và gia đình

 Phải giải thích cho mọi người xung quanh rõ thay đổi hành vi của người khuyết tật là do bệnh chứ không phải là có ý đồ. Thuyết phục và nâng cao nhân thức cho mọi người quan tâm giúp đỡ người khuyết tật, cùng chăm sócvà chấp nhận họ trong cộng đồng.

 Gia đình phải có kiến thức về khuyết tật của người thân của họ. Luôn yêu thương và coi họ như một thành viên khác trong gia đình sao cho người khuyết tật cảm thấy họ thuộc về gia đình và có cảm giác an toàn trong gia đình.

 Nhân viên phục hồi chức năng cộng đồng phải giải thích cho gia đình rõ về bệnh tật của người khuyết tật, làm sao cho gia đình người khuyết tật chia sẻ cùng nhân viên phục hồi chức năng cộng đồng một phần trách nhiệm đối với người khuyết tật.

 Một số số lưu ý:

- Đa số người khuyết tật đều có thể xử lý thành công tại gia đình và địa phương.

- Thái độ của gia đình và cộng đồng là nguyên nhân chính dẫn đến thành công trong điều

trị.

- PHCN chi người khuyết tật có hành vi xa lạ chỉ thành công khi có sự hợp tác của gia đình, bạn bè và cộng đồng.

6.5.3. Kinh tế

 Thuyết phục người khuyết tật trở lại vai trò trách nhiệm đỗi với gia đình và cộng đồng. Tham gia sinh hoạt càng sớm thì phục hồi càng nhanh.

 Huấn luyện họ tham gia và làm những công việc trong gia đình như nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa..

Một phần của tài liệu BÀI 4 KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO MỘT SỐ DẠNG KHUYẾT TẬT TRONG CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG (Trang 31)