Thái Nguyên hiện nay
Đặc điểm con người truyền thống không phải là bẩm sinh, cung không phải là "nhất thành bất biến", nảy sinh và phát triển do tác động của những nhân tố thường xuyên đến cuộc sống của con người. Đặc điểm truyền thống của con người Thái nguyên là xem xét những những nhân tố hằng xuyên tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội để tìm ra những hệ quả được coi là đặc điểm truyền thống. Những hệ quả này không phải là sản phẩm của những sản phẩm đơn lẻ của yếu tố này hay yếu tố khác mà là kết quả có tính chất tổng hợp. Tuy nhiên, để dễ nhận diện, có thể xem xét nội dung của đặc điểm truyền
thống theo từng nhân tố có tác động chính trong việc hình thành nên đặc điểm truyền thống đó.
Tác động của môi trường tự nhiên và điều kiện địa lý là cơ sở hằng xuyên của cuộc sống con người. Trong muôn vàn những yếu tố địa lý tác động đến cuộc sống hàng ngày, môi trường sông nước phải được coi là yếu tố đặc biệt quan trọng, đã có tác dộng không nhỏ tới việc hình thành một số đặc điểm truyền thống của người Thái Nguyên. Dấu vết của môi trường sông nước khá in đậm lên cách tư duy của người Thái Nguyên nói riêng và của người Việt nói chung. Chẳng hạn như người Việt nói chung và người Thái Nguyên nói riêng có thể khái quát cho tất cả những hiện tượng không biết lo xa, chuẩn bị trước, đến khi tình huống xảy đến thì phải xử lý một cách gấp gáp, vội vàng bằng một thành ngữ quen thuộc "nước đến chân mới nhảy". hoặc để diễn đạt mọi trường hợp cố gắng đến mức cao nhất nhằm làm một việc gì đó mặc dù khả năng làm được rất mong manh, người ta có thể dùng ngạn ngữ "còn nước còn tát"… nhiều đặc điểm truyền thống con người đã được hình thành do tác động của hoàn cảnh địa lý này.
Thái nguyên là khu vực có nhiều dân tộc sinh sống với những đặc trưng văn hóa khá nhau, về văn hóa, mỗi dân tộc cũng có sắc thái và vốn văn hóa riêng. Nhưng mặc dù vậy, dan tộc kinh luôn luôn đóng vai trò trung tâm vì chiếm số lượng đông và đạt trình độ phát triể kinh tế xã hội cao hơn so với các dân tộc anh em khác. Đặc điểm trên đây đã tạo nên đặc điểm truyền thống đa dạng trong văn hóa nhưng hướng tâm vào văn hóa Việt. Đó là sự thống nhất trong tính đa dang dạng của cộng đồng người Thái Nguyên nói riêng và nền văn hóa Việt nói chung.
Tác động của quá trình lao động sản xuất và kết cấu kinh tế - xã hội nó cũng quy định đặc điểm, tính cách của cộng đồng dân cư và nội dung của những đặc điểm truyền thống cơ bản ở Thái Nguyên hoạt động lao động sản xuất ra của cải vật chất chủ yếu là trồng lúa nước nhất là ở Phú Bình, Phổ Yên, Phú Lương… Do hoàn cảnh tự nhiên, lao động nông nghiệp ở Thái Nguyên rất cần tới sức liên kết cộng đồng. Để thích ứng với cuộc sống sản
xuất đó, một loại hình công xã nông thôn đã xuất hiện và tồn tại rất lâu dài trong lịch sử. Sau lũy tre làng biết bao nhiêu đặc điểm truyền thống về con người đã được hình thành.
Trước hết đó là truyền thống cộng đồng mà mặt tích cực của nó là tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngay cũng như lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Đoàn kết, tương trợ nhau và nguyên tắc cá nhân tồn tại trong sự liên kết và có phần phụ thuộc vào cộng đồng dần trở thành một tập tục có cơ chế kinh tế xã hội bảo đảm. Không phải ngẫu nhiên mà người phương Tây đến Việt Nam vào thế kỷ XXI và đầu thế kỷ này đa đưa ra nhận xét: "Tinh thần gia đình là đặc điểm cơ bản nhất của người Việt Nam thuộc tất cả mọi tầng lớp. Đối với họ, gia đình là tất cả". Hoặc "Gia đình là cơ sở, là hạt nhân của xã hội An Nam. Đó là một trục trung tâm mà mọi lợi ích, mọi ý nghĩ đều quay xung quanh nó".
Một gia đình (hay rộng hơn là một dân tộc) có trách nhiệm với xóm làng, làng có trách nhiệm với nước và ngược lại. Do đó suy cho cùng, một cá nhân bình thường chỉ có vai trò trong khuôn khổ gia đình họ mà thôi, còn ra đến cộng đồng lớn, cá nhân không được coi là chủ thể độc lập mà luôn luôn luôn phải đặt mình trong mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng. Cũng chính vì thế mà nói đến truyền thống tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cũng thường thể hiện ở cấp gia đình trở lên. Cùng với đặc điểm này, tính chất của cộng đồng người dân Thái Nguyên cũng góp phần làm nên truyền thống tín ngưỡng liên quan đến gia đình, dòng họ mà tiêu biểu nhất là đặc điểm truyền thống thờ cúng tổ tiên… Quan hệ láng giềng, sự gắn bó với nhau trên cùng một địa bàn cư trú, sinh sống gần gũi nhau, cần liên kết với nhau trong cuộc sống là đặc điểm chung của công xã nông thôn thể hiện đặc điểm truyền thống con người Thái Nguyên luôn sống hiền hòa thân thiết và gần gũi…
Bên cạnh đó còn lớp trẻ sinh viên Thái Nguyên thuộc các trường Cao đẳng, Đại học các trường Chuyên nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên cũng có những nét đặc điểm riêng của mình được thể hiện qua nhiều khía cạnh lý
tưởng khát vọng cũng như do hoàn cảnh tạo nên tính cách sinh viên Thái Nguyên nói riêng.
Các trường Cao đẳng, Đại học Thái Nguyên chủ yếu ở địa bàn miền núi, nhiệm vụ cơ bản của các trường là đào tạo để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của tỉnh nói riêng. Sinh viên đang được đào tạo tại các trường của Thái Nguyên có một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất, là lớp trẻ nên sinh viên tỉnh Thái Nguyên luôn có khát vọng
được đào tạo về nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn nhất định để có một công việc phù hợp, nuôi sống bản thân và khẳng định mình trong xã hội. Là giới trẻ, được sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đổi mới, là đối tượng nhạy cảm nhất trước những biến đổi vô cùng nhanh chóng của đất nước và thế giới. Sinh viên tỉnh Thái Nguyên rất năng động và nhạy bén với thời cuộc, ưa tìm tòi khám phá, giàu ước mơ hoài bão, luôn mong muốn tự khẳng định mình, không lệ thuộc vào người khác. Với những đặc điểm trẻ tuổi, có trình độ và năng lực sáng tạo, khả năng tiếp nhận cái mới nhanh và linh hoạt, thích nghi kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại, nên xu thế hội nhập quốc tế đã tác động không nhỏ tới đối tượng này.
Thứ hai, sinh viên của trường từ các địa bàn xã, huyện và thành phố của tỉnh Thái Nguyên và của cả các tỉnh khác trên cả nước tập trung đến đây do vậy, nơi cư trú các tỉnh khác nhau, thành phần xuất thân khác nhau, hoàn cảnh sống khác nhau, phần lớn là các thành phần xã hội khác nhau, dân tộc khác nhau. Tính cạnh tranh trong thị trường lao động Thái Nguyên cao, do chịu áp lực của thị trường lao động trong tỉnh và ngoài tỉnh. Điều kiện tiếp cận thông tin nhanh và nhạy bén, việc lựa chọn nghề nghiệp có nhiều cơ hội cho sinh viên. Chính vì thế các em vào các trường tại Thái Nguyên là do sở thích, nguyện vọng của bản thân nhiều hơn là sự sắp xếp của gia đình. Phần lớn, sinh viên của các trường xác định động cơ đi học để có việc làm, có thu nhập để sống, để lo cho bản thân, đỡ đần gánh nặng cho gia đình, rộng hơn là nghĩ về sứ mệnh, về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với quê hương, đất nước.
Thứ ba, việc coi trọng bằng cấp trong xã hội hiện nay, đã hình thành một
tâm lý phổ biến trong sinh viên đó là cần có một tấm bằng trong tay, còn khi ra trường có xin được việc hay không lại là một chuyện khác, dẫn tới tâm lý bi quan, chán nản, thiếu niềm tin vào tương lai sau khi ra trường. Tâm lý này ảnh hưởng không nhỏ tới động lực phấn đấu của sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Mặt khác, một số em có xu hướng thích học khác tỉnh, đặc biệt là được đi học tại các cơ sở đào tạo tại Hà Nội, tâm lý học tại tỉnh nhà vẫn chưa thực sự là “sinh viên” nên các em không thích nói về trường của mình với bạn bè. Tự coi cơ sở đào tạo của mình là một nơi mà mình bị bắt buộc phải đến vì thế các em thường ít quan tâm tới trường lớp, thiếu nhiệt tình tham gia vào các phong trào tập thể được tổ chức tại nhà trường.
Thứ tư, việc tham gia vào các quan hệ xã hội của sinh viên thật sự năng
động, sáng tạo và nhiều mối quan hệ trong xã hội tạo điều kiện tốt cho các em sau khi ra trường có có thể ở lại tỉnh nếu có nhu cầu và cũng có thể trở về tỉnh mình công tác các em có nhiều cơ hội để lựa chọn con đường tương lai và công việc cho bản thân cũng như lựa chọn phương hướng phù hợp… tuy vậy goài những sinh viên có tư tưởng trong sáng và việc làm lành mạnh thì cũng còn một số em đã sa vào tệ nạn xã hội như làm mại dâm, cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp… một phần do môi trường xã hội ở tỉnh Thái Nguyên nhiều nơi nhiều huyện và có nhiều địa bàn họa động của cá tệ nạn xã hội, một phần do các em không làm chủ được mình bị dụ dỗ, hoàn cảnh đưa đẩy, đua đòi…