Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức mới với sự hình thành phát triển nhân cách sinh viên ở Thái Nguyên hiện nay (Trang 70)

Vị trí địa lý: Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du - Miền

núi Bắc bộ, phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội, Phía bắc giáp Bắc Kạn, phía đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía tây giáp các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ. Theo sách Đại Nam nhất thống chí (tập IV, quyển XX) vào năm Minh Mạng thứ 12 (1831), trấn Thái Nguyên chính thức đổi thành tỉnh Thái Nguyên, "Tỉnh thành đất bằng phẳng, rộng rãi, đường thuỷ, đường bộ giao thông thuận lợi". Ngày 21-4-1965, Thái Nguyên cùng với Bắc Kạn hợp nhất thành tỉnh Bắc Thái. Ngày 6-11-1996, Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 đã phê chuẩn việc tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Thái Nguyên ngày nay có 1 thành phố là Thái Nguyên, 1 thị xã là Sông Công, 7 huyện là: Định Hoá, Phú Lương, Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3526,2 km2 dân số trung bình đến 31/12/2009 là 1.127.430 nghìn người. Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục y tế của Việt Nam nói chung, của vùng trung du miền Đông Bắc nói riêng. Đây là một trong những vùng chè nổi tiếng của cả nước, một trung tâm công nghiệp gang thép của các tỉnh phía bắc, cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa trung du miền núi với đồng bằng Bắc Bộ. Sự giao lưu được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ. đường sắt, đường sông hình dẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút. Vị trí địa lý của tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành

phố trong vùng, trong cả nước cũng như với nước ngoài trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức mới với sự hình thành phát triển nhân cách sinh viên ở Thái Nguyên hiện nay (Trang 70)