Về quy trình cho vay

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHO VAY VÀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH BÁCH KHOA (Trang 32 - 34)

III. Tỷ suất sinh lờ

2.5.1.1.Về quy trình cho vay

Có thể nói, việc xây dựng thành công quy trình cho vay đã giúp Agribank rất nhiều trong việc cung ứng tín dụng, nghiệp vụ được coi là quan trọng nhất tại các Ngân hàng Việt Nam hiện nay. Cụ thể, trong thời gian qua Agribank đã đạt được những thành tựu đáng kể sau:

Trước hết phải kể đến việc cho ra đời hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 hướng dẫn phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, một số NHTM nhà nước đã đi tiên phong trong quá trình xây dựng và từng bước hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ vào thực tiễn, chẳng hạn như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển BIDV (triển khai xây dựng hệ thống từ năm 2007) [22a]; Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB (đã ký hợp đồng nhận cung cấp dịch vụ hỗ trợ

hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng DN bao gồm 31 ngành nghề với Công ty Kiểm toán quốc tế Ernst & Young Việt Nam ngày 13/9/2008) [26]. Agribank cũng bắt kịp xu hướng này. Được Công ty kiểm toán Ernst&Young tư vấn về chuyên môn và World Bank tài trợ, hiện nay Agribank đã thiết kế thành công phần mềm tín dụng IPCAS (Intra Payment and Customer Accounting System), kết nối trực tuyến toàn bộ 2.250 Chi nhánh và Phòng Giao dịch trên toàn quốc [8]. Đây là phần mềm được thiết kế hiện đại và công phu, bao gồm rất nhiều ứng dụng khác nhau. Từ khi thành lập, Chi nhánh đã áp dụng phần mềm này vào thực tiễn và thu được kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt, từ ngày 11/05/2009, phần mềm đã được nâng cấp lên thành IPCAS II [21a], thêm một lần nữa khẳng định bước tiến vững chắc của Agribank trong việc áp dụng công nghệ hiện đại.

Thứ hai, quy trình cho vay của Agribank đã phần nào nâng cao chất lượng, an toàn trong công tác cho vay của Chi nhánh. Việc thống nhất về mẫu biểu và quy trình thẩm định giúp cho các CBTD thuận lợi hơn trong việc phân tích và ra quyết định tín dụng, đồng thời nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong công việc. Một ưu điểm nữa trong quy trình cho vay tại Agribank là mỗi giai đoạn thực hiện đều rõ ràng và tách bạch với nhau, từ việc thẩm định năng lực tài chính, tính khả thi của dự án kinh doanh đến thẩm định tài sản đảm bảo đều được thực hiện một cách tuần tự và riêng biệt, được thể hiện thông qua Báo cáo thẩm định và Biên bản định giá tài sản đảm bảo thay vì gộp chung vào trong một tờ trình như trước kia.

Tiếp nữa, việc thẩm định tín dụng cũng có sự phân công trách nhiệm rất rõ ràng. Cụ thể, với khoản tín dụng áp dụng đối với DN ở dưới mức 20 tỷ đồng sẽ do Phó Giám đốc ký duyệt và trên mức đó thì sẽ trình lên Giám đốc Chi nhánh [5]. Ngoài ra, với những món vay không có TSĐB sẽ trình thẳng lên Giám đốc để xét duyệt. Việc phân cấp này sẽ giảm thiểu được rủi ro tín dụng và nâng cao trách nhiệm đối với các thành viên của Chi nhánh.

Cuối cùng, việc kiểm soát TSĐB của DN cũng được Chi nhánh chú trọng. Mỗi tài sản do DN thế chấp, cầm cố đều được Chi nhánh đăng ký thông qua Cục Giao dịch bảo đảm để chắc chắn rằng KH chỉ có thể thế chấp, cầm cố tài sản ở Agribank, tránh rủi ro tài sản có thể được đem thế chấp, cầm cố ở nhiều nơi. Nếu xảy ra tranh chấp, Chi nhánh sẽ là người hưởng lợi đầu tiên trong việc thu hồi lại vốn vay. Ngoài ra, mọi giấy tờ (bản gốc) liên quan đến quyền sở hữu tài sản như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy

chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy đăng ký xe… của DN đều giao cho Chi nhánh lưu giữ trong thời gian DN vay vốn và sẽ hoàn trả lại sau khi DN đã hoàn thành trách nhiệm trả nợ của mình.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHO VAY VÀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH BÁCH KHOA (Trang 32 - 34)