Thẩm định phương án kinh doanh

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHO VAY VÀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH BÁCH KHOA (Trang 29 - 32)

III. Tỷ suất sinh lờ

2.4.6.Thẩm định phương án kinh doanh

Các dự án kinh doanh của DN trình bày trong hồ sơ xin vay tại Chi nhánh Bách Khoa rất đa dạng và phong phú. Các CBTD sẽ tuỳ theo từng tính chất và đặc điểm của mỗi PASXKD/DAĐT để có cách phân tích và thẩm định thích hợp. Nếu là DAĐT, các CBTD sẽ xem xét đến theo từng giai đoạn thực hiện của dự án, phân tích doanh thu hoà vốn; nguồn trả nợ… Nếu DN đến xin vay để bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất hoặc mua sắm TSCĐ thì việc lập PAKD để chứng minh khả năng trả nợ và tiềm lực tài chính của DN đó. Như vậy các CBTD sẽ chủ yếu xem xét đến tính khả thi của phương án thông qua các chỉ tiêu đã cho, thời gian trả nợ và tiến độ trả nợ của DN. Sau

đây là ví dụ về phương án kinh doanh của Công ty Tân Bảo do CBTD Chi nhánh Bách Khoa thẩm định.

a/ Mục đích vay vốn:

Vay vốn trung hạn (4 năm) để thanh toán tiền mua ô tô KIA NEW CARENS 07 chỗ theo Hợp đồng mua bán xe ô tô số 42/2009/KĐKT-GP ngày 10/03/2009.

b/ Tổng nhu cầu vốn : 542.570.000 đồng - Vốn tự có tham gia : 162.570.000 đồng - Vay Agribank Bách Khoa : 380.000.000 đồng

Bảng 2.12: Kế hoạch kinh doanh dự kiến năm 2009 Đơn vị tính: đồng TT Chỉ tiêu Số tiền 1 Doanh thu bán hàng 10.000.000.000 2 Thuế GTGT bán ra 1.000.000.000 3 Giá vốn hàng bán 7.500.000.000 4 Chi phí mua hàng 500.000.000

5 Chi phí tiền lương 950.000.000

6 Chi phí quản lý DN 300.000.000

7 Khấu hao 90.428.000

8 Chi phí tài chính 150.000.000

9 Chi phí khác 75.000.000

10 Tổng lợi nhuận trước thuế 434.570.000

11 Thuế thu nhập DN 108.640.000

12 Lợi nhuận sau thuế 325.930.000

(Nguồn: Phương án SXKD của Công ty Tân Bảo)

Bảng 2.13: Chi phí mua xe ô tô ST

T

Nội dung Số tiền (VNĐ)

1 Giá xe thực tế (27.500USD x 17.500 VND/USD) 480.810.000 2 Thuế trước bạ + Bảo hiểm + Chi phí khác 61.760.000

Tổng chi phí 542.570.000

(Nguồn: Báo cáo thẩm định của Chi nhánh Bách Khoa đối với Công ty Tân Bảo)

Căn cứ vào Quyết định số 206 ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính về hạch toán khấu hao TSCĐ, công ty trích khấu hao tài sản trong 72 tháng, hàng quý Công ty sẽ trích một phần lợi nhuận kinh doanh và 100% nguồn khấu hao của phương tiện vận tải trên để trả nợ gốc, lãi vay hạch toán vào chi phí hoạt động.

Nguồn trả nợ hàng quý: 23.750.000 đồng

- Từ nguồn khấu hao TSCĐ: 22.607.000 đồng (chi tiết xem Phụ lục 6 “Bảng tính chi tiết khấu hao xe ô tô KIA KARENS)

- Từ lợi nhuận tích luỹ thu được: 1.143.000 đồng Thời gian trả nợ = Vốn vay/Nguồn trả nợ bình quân năm

= 380.000.000/ (23.750.000đ/quý x 4 quý) = 04 năm

Nhận xét: Công ty Tân Bảo có tình hình tài chính đến thời điểm xin vay vốn bình thường; kinh doanh có hiệu quả, khả năng thanh toán đảm bảo; kế hoạch SXKD vay vốn lưu động năm 2009 là khả thi và có hiệu quả, do đó Công ty có khả năng thanh toán cho nguồn tín dụng xin được cấp là 380 triệu đồng.

Xét thấy quá trình thẩm định tín dụng nói trên còn chưa chi tiết và đầy đủ; thời gian hoàn vốn PP chưa được đề cập đến. Hơn nữa, thẩm định PASXKD chưa tính đến yếu tố rủi ro và giải pháp phòng ngừa. Tuy nhiên vì Công ty Tân Bảo là KH có quan hệ lâu dài, gắn bó với Chi nhánh, đồng thời món vay không lớn nên vẫn được chấp nhận cho vay.

Trên đây là một số khái quát về thực trạng thẩm định tín dụng dành cho DN của Agribank chi nhánh Bách Khoa. Do thời gian thực tập ở Chi nhánh không nhiều nên tác giả chưa thể nắm bắt được toàn bộ tình hình thẩm định thực tế. Tuy nhiên đó cũng là những nhận định tác giả đã thu thập được từ kinh nghiệm làm việc thực tế của các CBTD tại Chi nhánh.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHO VAY VÀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH BÁCH KHOA (Trang 29 - 32)