Phản ánh toàn bộ các chi phí thực tế đã bỏ ra để bàn giao khối lượng xây lắp máy mà doanh nghiệp đã nhận thầu do kế hoạch giá thành. Tính giá thành này bao gồm các chi phí theo định mức, vượt định mức và không định mức như các khoản
thiệt hại trong sản xuất, các khoản bội chi lãng phí về vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất và quản lý của doanh nghiệp đã được phép tính vào giá thành. Do yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán kinh tế giá thành thực tế phải nhỏ hơn giá thành kế hoạch để có mức tiết kiệm hạ giá thành kế hoạch công trình hoặc hạng mục công trình, dùng giá thành thực tế đối chiếu với giá thành kế hoạch, giá thành dự toán để xác định kết quả sản xuất.
Thi công xây lắp công trình là quá trình sản xuất có chu kỳ tương đối dài, khối lượng sản phẩm xây lắp tương đối lớn nên giá thành thực tế xây lắp công trình được nghiên cứu theo hai chỉ tiêu: Giá thành công tác xây lắp và giá thành công trình hoàn thành.
- Giá thành công trình hoàn thành là giá thành của một công trình, một hạng mục công trình hoặc một công trình đơn vị sau khi đã kết thúc thi công và đưa vào sử dụng. Vì giá thành công trình hoàn thành chỉ tính được sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ thi công cho nên chỉ tiêu này phản ánh không kịp thời các chi phí phát sinh trong từng thời kỳ.
- Giá thành công tác xây lắp là giá thành theo từng thời gian hay là giá thành khối lượng công tác hoàn thành trong từng thời kỳ (tháng, quý, năm). Chỉ tiêu này cho phép thấy được sự thay đổi của các chi phí phát sinh thực tế theo thời gian.
V-/ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được của kế toán để tính ra tổng giá thành, giá thành sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành theo các khoản mục chi phí đã quy định và đúng với thời kỳ tính giá thành.
Mỗi đối tượng tính giá thành có đặc trưng riêng và có mối quan hệ chặt chẽ với các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Do đó phải sử dụng các phương pháp tính giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành.
Có nhiều quan điểm khác nhau về phương pháp tính giá thành sản phẩm song các doanh nghiệp thường sử dụng một trong các phương pháp:
- Phương pháp tính giá thành giản đơn. - Phương pháp tính giá thành phân bước.
- Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.
- Phương pháp tính giá thành loại trừ sản xuất kinh doanh phụ. - Phương pháp tính giá thành theo hệ số.
- Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ. - Phương pháp tính giá thành theo định mức.
1-/ Phương pháp tính giá thành giản đơn: (phương pháp trực tiếp).
Áp dụng trong trường hợp đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo.
Giá thành sản phẩm được tính theo công thức sau:
Ζ = C + DĐK - DCK
Z : tổng giá thành sản phẩm xây lắp.
C : tổng chi phí sản xuất đã tập hợp theo đối tượng.
DĐK, DCK : giá sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ (nếu sản phẩm dở dang cuối kỳ không có hoặc quá ít và ổn định thì không cần tính đến giá trị sản phẩm dở dang).
Trong trường hợp chi phí sản xuất tập hợp theo công trường hoặc cả công trình nhưng riêng giá thành thực tế phải tính riêng cho từng hạng mục công trình, kế toán có thể căn cứ vào chi phí sản xuất của cả nhóm và hệ số kinh tế kỹ thuật đã quy định cho từng hạng mục công trình để tính giá thành thực tế cho hạng mục công trình đó.
Giá thành thực tế của hạng mục công trình:
Ζi = di x H Trong đó:
H : là tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế được tính H = x 100
∑C : là tổng chi phí thực tế của cả công trình.
∑di : là tổng dự toán của tất cả các hạng mục công trình i.
2-/ Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.
Áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp ký bên giao thầu hợp đồng thi công gồm nhiều công việc khác nhau mà không cần hạch toán riêng từng công việc. Toàn bộ chi phí thực tế tập hợp cho từng đơn đặt hàng từ lúc khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành đơn đặt hàng đó.
Tuy nhiên có thể tính giá thành thực tế (Ζtt) từng hạng mục công trình hay khối lượng công việc để phục vụ cho công tác quản lý theo công thức sau:
Ζtt = di x H Trong đó:
H : là tỷ lệ phân bổ được tính: H =
di : là giá dự toán hạng mục công trình i.
3-/ Phương pháp tính giá thành theo định mức.
Mục đích của phương pháp này là kịp thời vạch ra các chi phí sản xuất thoát ly ngoài định mức nhằm tăng cường phân tích và kiểm tra các số liệu kế toán và đơn giản hoá thủ tục tính toán.
Giá thành thực tế của sản phẩm được tính theo công thức: = ± ±
4-/ Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ.
Phương pháp này tính giá thành theo tỷ lệ thích hợp hơn với những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình công nghệ sản xuất có thể sản xuất ra một nhóm sản phẩm cùng loại như có chủng loại phẩm cấp và quy cách khác nhau.
Ở trường hợp này đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng nhóm sản phẩm, còn đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm. Như vậy, một đối tượng tập hợp chi phí có thể bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành.
Trước hết phải xây dựng một tiêu chuẩn hợp lý để tính tỷ lệ phân bổ giá thành cho cả nhóm sản phẩm căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp thực tế và tiêu chuẩn phân bổ giá thành đã lựa chọn mà tính tỷ lệ %. Tiếp tục tính giá thành của nhóm sản phẩm cùng loại sau căn cứ vào tỷ lệ tính giá thành của nhóm để tính ra từng quy cách kích cỡ sản phẩm khác nhau. Ta có công thức sau:
t% = x 100% Trong đó:
t% : là tỷ lệ tính giá thành theo nhóm sản phẩm. T : là tổng tiêu chuẩn phân bổ: T1 + T2 + T3 + ....
Giá thành của mỗi quy cách sản phẩm hay nhóm được tính theo công thức sau:
Ζ1 = T x x 100% Hay: Z1 = T1 x t%
z1 = Trong đó:
Ζ, z : là tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm qui cách.
T1 , T2 , T3 : là tiêu chuẩn phân bổ của những sản phẩm có quy cách khác. Q1 : là sản lượng sản phẩm hoàn thành.