Phân loại chi phí theo khoản mục.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP (Trang 33 - 34)

Mỗi doanh nghiệp sản xuất trong điều kiện nền kinh tế thị trường hoạt động sản xuất kinh doanh gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Do vậy, căn cứ vào mục đích công cụ của chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà phân chia toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thành:

- Chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm cũng như các chi phí liên quan đến hoạt động quản lý và phục vụ sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận hay tổ sản xuất. Chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm được phân chia thành:

+ Chi phí trực tiếp: là những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.

+ Chi phí gián tiếp: (chi phí sản xuất chung) là những chi phí phục vụ quản lý sản xuất kinh doanh trong quá trình sản xuất.

- Chi phí bán hàng: là toàn bộ chi phí liên quan đến việc tiêu thụ, bán sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ, chi phí này phát sinh ngoài quá trình sản xuất nên còn gọi là chi phí ngoài sản xuất.

- Chi phí hoạt động khác: là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiến hành các hoạt động khác ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh dở dang cơ bản của doanh nghiệp đó là chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ chi phí phục vụ và quản lý chung của các hoạt động sản xuất kinh doanh trên toàn doanh nghiệp.

Cách phân loại chi phí như vậy có tác dụng số chi phí đã chỉ ra cho từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp làm cơ sở cho việc tính giá thành và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từng lĩnh vực.

Theo cách phân loại này, các chi phí sản xuất sẽ là các chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm và được quy định thành 3 khoản mục sau:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + Chi phí nhân công trực tiếp. + Chi phí sản xuất chung.

Ngoài các cách phân loại nói trên, để phục vụ cho công tác quản lý, công tác kế toán, phân tích thì chi phí sản xuất còn có thể được phân loại theo các hình thức khác như căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thành để chia thành chi phí cố định và chi phí biến đổi. Hoặc căn cứ vào phương pháp hạch toán, tập hợp chi phí để chia thành chi phí hạch toán trực tiếp hay chi phí phân bổ gián tiếp.

2-/ Phân loại giá thành công tác xây lắp.

Trong sản xuất xây lắp cần phân biệt các loại giá thành công tác xây lắp: giá thành dự toán, giá thành kế hoạch và giá thành thực tế.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w