Doanh thu từ việc cung cấp các dịch vụ khác.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN HÀ NỘI (Trang 33 - 38)

Doanh thu các dịch vụ khác của Công ty X như doanh thu từ việc cho thuê khoa bãi và các dịch vụ khác đều có các hợp đồng ký kết do đó kiểm toán viên thực hiện đối chiếu giữa doanh thu ghi sổ và các hợp đồng để xác định tính chính xác trong việc ghi sổ doanh thu. Qua kiểm tra, thấy việc ghi sổ doanh thu tại Công ty X là hoàn toàn chính xác.

Như vậy việc chọn mẫu kiểm tra, đối chiếu với hoá đơn chứng từ và tài liệu có liên quan nhằm kiểm tra doanh thu trên các khía cạnh.

+ Tính đầy đủ của doanh thu + Tính có thật của doanh thu + Tính chính xác của doanh thu

+ Việc phân loại doanh thu có đúng đắn hay không.

Kiểm tra tính có thật : Để kiểm tra tính có thật của doanh thu kiểm toán viên

thực hiện kiểm tra chứng từ về quy mô nghiệp vụ, thời điểm phát sinh, chữ ký, xác nhận.

Kiểm tra tính đầy đủ : thực hiện kiểm tra việc phản ánh doanh thu phát sinh vào sổ xem có chính xác về thời gian, việc phản ánh sổ có đúng quy định, chế độ kế toán không và xem xét có khoản doanh thu nào bị chuyển sang năm sau không.

Kiểm tra tính chính xác : đây là việc xem xét việc tính toán trên các hoá đơn

có đúng không như vậy kiểm toán viên sẽ thực hiện đối chiếu giữa giá bán với giá quy định tại các thời kỳ, đối chiếu với hợp đồng mua bán.

Kiểm tra việc phân loại doanh thu : kiểm tra việc hạch toán doanh thu vào

các sổ chi tiết khác nhau - với doanh nghiệp có thuế suất (VAT, hay TTĐB) khác nhau giữa mặt hàng thì phải xem xét phân loại doanh thu đứng đắn tránh việc chuyển doanh thu của các mặt hàng có thuế suất thấp. (Tại Công ty X có ít mặt hàng kinh doanh do đó việc phân loại doanh thu hoàn toàn đúng).

* Kiểm toán các khoản giảm trừ doanh thu.

- Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm chiết khấu bán hàng, hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán. Qua thực tế kiểm toán tại Công ty X và Y thấy thực hiện kiểm toán khoản mục này là giống nhau và được áp dụng trong mọi cuộc kiểm toán. Vì vậy em xin minh họa qua công việc khi thực hiện kiểm toán tại Công ty X. Trong năm do tính ổn định của chất lượng hàng hoá cho nên khoản giảm giá rất ít chỉ phát sinh là 1.816.000, việc kiểm toán khoản giảm trừ doanh thu do giảm giá hàng bán đã được kiểm toán viên thực hiện khi kiểm tra chi tiết khoản doanh thu và bằng chứng để chứng minh cho khoản mục này là hoá đơn bán hàng, quyết định của Công ty về giá bán, biên bản xử lý hạ giá bán, đã có sự phê duyệt của cấp

có thẩm quyền trong Công ty. Như vậy khoản mục giảm trừ doanh thu do giảm giá hàng bán tại Công ty X là hoàn toàn chính xác và phù hợp.

Với khoản chiết khấu hàng hoá, trong năm 2000 Công ty X, các khoản chiết khấu phát sinh là 236.408.500 (đồng). Như vậy để kiểm toán được khoản chiết khấu, kiểm toán viên phải căn cứ vào các phiếu thu, giấy báo có, hoá đơn bán hàng, sổ chi tiết các khoản phải thu và tài liệu khác có liên quan để đối chiếu kiểm tra. Tại Công ty X, Công ty sẽ thực hiện chiết khấu cho các khách hàng mua trên hoá đơn bán hàng, sổ chi tiết phải thu khách hàng; hợp đồng mua hàng với thời gian và giá trị mà khách hàng thực hiện thanh toán các phiếu thu, giấy báo có và xem xét cả khung giá trị chiết khấu mà Công ty áp dụng. Kết quả kiểm toán cho thấy các khoản chiết khấu mà Công ty thực hiện đều chính xác phù hợp.

Còn với khoản giảm trừ doanh thu do hàng bán bị trả lại trong năm tại Công ty X không phát sinh nghiệp vụ hàng bán bị trả lại. Do đó kiểm toán viên không phải thực hiện công việc kiểm tra này.

Sau khi đã hoàn thành tất cả các bước công việc cần thực hiện, kiểm toán viên sẽ thực hiện tổng hợp các vấn đề tồn tại, đưa ra các bút toán điều chỉnh và cho nhận xét khoản doanh thu trên giấy làm việc (bước công việc này được minh hoạ trên biểu 15 này).

Biểu số 15 : Giấy tờ làm việc của KTV

Công ty kiểm toán v kà ế toán H Nà ội

Tên khách h ng : Công ty X à

Niên độ kế toán : 31/12/2000 Tham chiếu : Khoản mục : Doanh thu Người thực hiện : Bước công việc : Tổng hợp, điều chỉnh, Ng y thà ực hiện : Bút toán điều chỉnh 1) Nợ TK 511 : 22.207.237 Nợ TK 3331 : 1.135.363 Có TK 131 : 23.342.620 2) Nợ TK 131 : 33.776.780 Có TK 511 : 32.168.362 Có TK 3331 : 1.608.418

1) Điều chỉnh giảm doanh thu, khoản phải thu do nhận được hoá đơn kế

toán chưa thực hiện điều chỉnh lại (trước đây tạm ghi).

2) Điều chỉnh tăng doanh thu, VAT đầu ra, các khoản phải thu do bán h ngà trong năm nhưng sang năm sau mới ghi sổ.

Nhận xét ;

Công ty thực hiện mở sổ khoa học, đúng theo quy định của Bộ T i chính,à h ng tháng à đều có đối chiếu kiểm tra giữa sổ chi tiết v sà ổ tổng hợp, hoá

đơn, chứng từ lưu trữđầy đủ thuận tiện cho công tác kiểm toán.

II.4:Tổng kết quy trình kiểm toán bán hàng và thu tiền tại (CPA - Hà Nội).

Hai cuộc kiểm toán chu trình bán hàng tại Công ty X và Công ty Y phản ánh đầy đủ quy trình công nghệ kiểm toán chu trình bán hàng của CPA - Hà Nội. Hầu hết khi thực hiện kiểm toán tại Công ty khác quy trình bán hàng đều được kiểm toán như vậy (quy trình kiểm toán bán hàng được khái quát tóm tắt trên sơ đồ 13) (quy trình kiểm tra chi tiết khoản mục phải thu khách hàng trên biểu số 16 và kiểm toán khoản mục doanh thu trên biểu số17).

Biểu số 16 : Quy trình kiểm tra chi tiết khoản mục phải thu khách hàng.

Thủ tục thực hiệnNgười Thamchiếu Giữa kỳ

1) Gửi thư các nhận công nợ với những khách hàng có số dư lớn

2) Theo dõi, xử lý thư phúc đáp và thực hiện thủ tục thay thế

Cuối kỳ

1) Tổng hợp kết quả xác nhận nợ, so sánh số xác nhận với tổng số các khoản phải thu

2) Đối với các thư xác nhận không phù hợp phải điều tra và xác minh.

3) Đối với thư không trả lời phải :

- Kiểm tra hoá đơn bán hàng, tài liệu vận chuyển, hợp đồng.

- Kiểm tra cách tính dự phòng phải thu khó đòi. + Thu thập danh sách các khoản phải thu được khoá sổ vào ngày ghi trong bảng cân đối.

+ Tính toán danh sách khoá sổ và đưa tổng số đó vào trong báo cáo tài chính.

+ Đối với các khoản phải thu đã quá hạn phải kiểm tra các biên lai thu tiền hoặc đối chiếu với danh sách các khoản nợ khó đòi cho doanh nghiệp lập.

+ Đưa ra kết luận về độ chính xác của danh sách các khoản nợ khó đòi.

Đánh giá kết quả thu được

Sơ đồ 17 : Quy trình kiểm toán chi tiết khoản mục doanh thu

Thủ tục thực hiệnNgười Thamchiếu 1. Kiểm tra tính đầy đủ của doanh thu ghi sổ

Chọn mẫu một vài hoá đơn bán hàng để thực hiện

+ Kiểm tra chữ ký của khách hàng để xác định hàng đã được bán trong kỳ.

+ Kiểm tra giá bán trên hoá đơn với giá quy định của Công ty

+ Đối chiếu với sổ chi tiết doanh thu.

2) Kiểm tra tính có căn cứ hợp lý và tính đúng kỳ của doanh thu.

Chọn mẫu nghiệp vụ trên sổ chi tiết bán hàng, xem xét các hoá đơn phiếu thu, giấy báo có, chứng từ có liên quan để đối chiếu về số lượng, số tiền, thời gian ghi sổ, thời gian phát sinh nghiệp vụ.

3) Kiểm tra việc phân loại doanh thu.

Căn cứ vào hoá đơn bán hàng, quyết định về thuế VAT với các loại doanh thu thực hiện đối chiếu sổ sách.

4) Kiểm tra doanh thu bằng ngoại tệ

- Xem xét doanh nghiệp hạch toán ngoại tệ theo tỉ giá hạch toán hay thực tế.

- So sánh tỉ giá quy đổi doanh thu bằng ngoạitệ với tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

- Tính toán lại doanh thu bằng ngoại tệ (xem xét ghi sổ nguyên tệ).

- Xác định số chênh lệch giữa sổ kiểm toán và sổ sách.

5) Kiểm tra các khoản giảm trừ doanh thu.

- Kiểm tra tính phù hợp, sự phê chuẩn các khoản giảm doanh thu với chính sách bán hàng của doanh nghiệp, xem xét hàng trả lại đã được bàn giao lại hay nhập kho chưa).

Đưa ra bút toán điều chỉnh và nhận xét II.5. KẾT THÚC KIỂM TOÁN.

II.51. Xem xét lại giấy tờ làm việc.

Trước khi kết thúc công việc kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý toàn bộ giấy tờ làm việc của kiểm toán viên, các bằng chứng thu thập được phải được trưởng nhóm kiểm tra xem xét lại và được ban giám đốc CPA - Hà Nội xem xét lại.

Quá trình soát xét giấy làm việc nhằm đánh giá xem.

+ Tình hình kinh doanh của khách hàng có được hiểu đúng không ?

+ Quá trình kiểm toán có được thực hiện đúng với quy trình kiểm toán của CPA và phù hợp với chuẩn mực nghề nghiệp không ?

+ Cuộc kiểm toán có đạt được mục tiêu kiểm toán không, giấy tờ làm việc có được lưu đầy đủ để làm bằng chứng kiểm toán không ?

II.5.2. Lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý.

Để kết thúc cuộc kiểm toán, trên cơ sở những bằng chứng và các phát hiện thu thập được trên giấy làm việc của kiểm toán viên và Công ty kiểm toán phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý (nếu có). Thông thường các sai sót trọng yếu mà KTV phát hiện trong quá trình kiểm toán thì kiểm toán viên sẽ yêu cầu, khách hàng của mình điều chỉnh. Số điều chỉnh do kiểm toán viên đưa ra sẽ phải điều chỉnh trong sổ kế toán niên độ kế toán năm2000. Như vậy số phát sinh, số dư trong năm 2000 có thể bị tănt lên hay giảm đi do điều chỉnh của năm 1999. Dẫn tới báo cáo kế toán của khách hàng sẽ bị ảnh hưởng. Để đảm bảo tính hợp lý thì kiểm toán viên sẽ lập bút toán ghi đảo ngược lại các nghiệp vụ điều chỉnh của năm 1999 ra khỏi sổ của năm 2000 để tính đúng lại số dư và số phát sinh của năm 2000. Chính vì lý do trên mà khi phát hành báo cáo kiểm toán thông thường CPA Hà Nội sử dụng báo cáo chấp nhận toàn phần (mẫu báo cáo kiểm toán ở biểu 19).

Thư quản lý, trên cơ sở những phát hiện, nhận xét về các khoản mục chi thực hiện kiểm toán và tìm hiểu hệ thống kế toán của khách hàng cũng như bộ máy quản lý và bộ máy kiểm soát nội bộ thì kiểm toán viên đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện những vấn đề còn tồn tại ở đơn vị khách hàng.

II.5.3. Họp đánh giá tổng kết.

Đây là công việc xem xét chất lượng dịch vụ kiểm toán, phân tích kết quả hoạt động kiểm toán để biết được những hạn chế trong việc thực hiện cung cấp dịch vụ của mình qua đó tìm ra giải pháp hoàn thiện chất lượng công việc kiểm toán của CPA - Hà nội.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN HÀ NỘI (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w