Proximity ( Tìm kiếm trong khoảng cận kề)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về hệ thống GIS và ứng dụng trong ngành điện (Trang 37)

Quan hệ giữa các nhóm chức năng của GIS 1.1.1 Thu thập dữ liệu (Capture)

2.4.2.5. Proximity ( Tìm kiếm trong khoảng cận kề)

Là phép tìm kiếm trên cơ đo khoảng cách quanh hoặc giữa các đối tượng. Khoảng cách này được tính theo khoảng cách Euclidean. Có 3 phương pháp phân tích Proximity:

- Tìm kiếm nội dung trong vùng: trong đó vùng tìm kiếm được xác định bởi xấp xỉ tới hiện tượng có sẵn, đó chính là phương pháp buffer. Việc tìm kiếm này được thực hiện trong vùng tạo bởi mở rộng đối tượng cho trước theo một khoảng cách cho trước. Trong GIS vùng này được gọi là vùng đệm, nó được xây dựng xung quanh đối tượng điểm, đường, vùng. Trong các hệ thống trên cơ sở Raster thì việc tạo lập vùng đệm được thực hiện nhờ chức năng spread. - Tìm ra các vùng nối trực tiếp với đối tượng xác định trước: chẳng hạn tìm các

mảnh đất liền kề với mảnh đất sẽ xây dựng nhà máy.

- Tìm kiếm cận kề: xảy ra khi cần phải tìm kiếm những vùng gần nhất tới tập các vị trí mẫu phân tán không đều. Các mẫu thường là các điểm. Tìm kiếm này thực hiện bằng cách tạo lập đa giác Thiessen, nó xác định các vùng xung quanh mỗi điểm mà gần điểm này hơn mọi điểm khác. Sơ đồ đa giác Thiessen còn được gọi là sơ đồ Voronoi. Chúng sử dụng để tạo lập ra bản đồ sử dụng từ các mẫu đất cách biệt.

2.4.3. Hiển thị bản đồ

Trong GIS, các đối tượng CSDL không gian trong thế giới thực được mô tả dưới dạng bản đồ. Điểm mạnh của các hệ thống GIS là khả năng thể hiện nội dung địa lý các mối quan hệ về không gian giữa chúng. Cách mà GIS hiển thị các đối tượng thực thể để được quy ra làm 4 loại đối tượng số cơ bản:

- Đối tượng kiểu điểm ( point).

38

- Đối tượng kiểu vùng ( area, polygon).

- Đối tượng kiểu mô tả ( annotation, text, symbol). Cách phản ánh các đối tượng trên bản đồ:

- Bản đồ thể hiện các đối tượng địa lý thông qua mô tả bằng tập hợp các thành phần của: đường, màu sắc, ký hiệu, từ ngữ.

- Các thông tin đồ họa và mô tả cho chúng ta biết về vị trí địa lý và các thuộc tính của các đối tượng địa lý.

- Mô hình dữ liệu số phản ánh lại các vị trí, tính chất và các quan hệ không gian dưới định dạng số.

- Bản đồ số lưu trữ dữ liệu theo loại đối tượng. Bản đồ số lưu theo loại đối tượng dưới đây:

o Điểm (points): đối tượng đơn có vị trí. o Đường (Arcs): đối tượng dạng tuyến.

o Vùng (polygons): vùng có diện tích, định nghĩa bởi đường.

Để phản ánh toàn bộ các thông tin cần thiết của bản đồ dưới dạng đối tượng số, các đối tượng địa lý còn được phản ảnh theo cáu trúc phân mảnh và phân lớp thông tin.

Cấu trú phân mảnh: một đối tượng địa lý về mặt không gian có thể liên tục trên

một phạm vi rộng. Tuy nhiên trong CSDL GIS, do hạn chế về các lý do kỹ thuật như khẳ năng lưu trữ, xử lý, quản lý dữ liệu mà các đối tượng địa lý lưu trữ dưới dạng cách mảnh ( mapsheet, tile).

Cấu trúc phân lớp thông tin: một trong những bước quan trọng xây dựng CSDL

GIS là phân loại các lớp thông tin ( layer, class). Hệ thống GIS lưu trữ các đối tượng địa lý theo các lớp thông tin. Mỗi lớp thông tin lưu trữ một loại các đối tượng có chung một tính chất, đặc điểm giống nhau. Thiết kế cá lớp thông tin rất quan trọng đối với bất kỳ một hệ thống GIS nào. Cách phân lớp thông tin sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính hiệu quả, khả nưng xử lý và sử dụng lâu dài của CSDL không gian.

Một số nguyên tắc khi thiết kế các lớp thông tin:

- Có các lớp thông tin cơ bản: các ứng dụng khác nhằm cần đến những lớp thông tin cơ bản.

- Đủ các lớp thông tin chuyên đề: tùy từng ứng dụng yêu cầu cụ thể trước mắt, việc chọn lựa các lớp thông tin chuyên đề được lưu trữ trong CSDL và thứ tự nhập vào là quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành và thời gian xây dựng CSDL GIS.

- Gộp các đối tượng thành một lớp thông tin: không quá chi tiết cũng như không tổng quát.

2.4.4. Xuất dữ liệu

Hầu hết các phần mềm GIS đều hỗ trợ việc kết nối và truy xuất dữ liệu dưới nhiều định dạng: giấy in, web, hình ảnh, file,…

2.5. Dữ liệu cho GIS

Trong các mô hình biểu diễn dữ liệu của GIS, chúng ta thường nhắc đến một khái niệm là feature. Feature là sự trừu tượng hóa của một sự vật trong thế giới thực, trong đó, thuộc tính của feature chính là đặc điểm mô tả feature đó.

2.5.1. Mô hình dữ liệu trong GIS

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về hệ thống GIS và ứng dụng trong ngành điện (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w