Overlay ( phủ trùm hay chồng bản đồ)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về hệ thống GIS và ứng dụng trong ngành điện (Trang 35)

Quan hệ giữa các nhóm chức năng của GIS 1.1.1 Thu thập dữ liệu (Capture)

2.4.2.4.Overlay ( phủ trùm hay chồng bản đồ)

Đây là kỹ thuật khó khăn nhất và cũng là mạnh nhất của GIS. Overlay cho phép ta tích hợp dữ liệu bản đồ từ hai nguồn dữ liệu khác nhau. Người ta định nghĩa: “Overlay là quá trình chồng khít hai lớp dữ liệu bản đồ với nhau để tạo ra một lớp bản đồ mới”. Điều này tương tự như việc nhân hai ma trận để tạo ra một ma trận mới. Với Overlay là gộp hai lớp trên bản đồ để tạo ra bản đồ mới. Overlay thực hiện điều này bằng cách kết hợp thông tin một lớp này với một lớp khác để lấy ra dữ liệu thuộc tính từ một trong hai lớp.

Overlay có 3 dạng phân tích khác nhau:

- Point – in – polygon: chồng khít hai lớp point và polygon, đầu ra là lớp point. - Line – in – polygon: chồng khít hai lớp line và polygon, đầu ra là lớp line. - Polygon – in – polygon: chồng khít hai lớp polygon, đầu ra là lớp polygon. Một bài toán rất điển hình cho kỹ thuật này là bài toán về kiểm tra tình hình ngập lụt của các thửa đất trong một vùng có thiên tai. Ở đây chúng ta thấy có 2 lớp: một lớp cho biết tình trạng lũ lụt trong vùng, một lớp thuộc về đất đai. Thông thường hai lớp

36

này sẽ nằm trên hai bản đồ khác nhau vì mục đích sử dụng của chúng khác nhau. Khi cần biết tình trạng ngập lụt của từng thửa đất, người ta tiến hành chồng khít hai lớp bản đồ. Lúc này thông tin về tình trạng của thửa đất sẽ được lấy từ lớp lũ lụt chứ không phải lấy từ lớp thửa đất vì lớp thửa đất không chứa thông tin này. Ví dụ này mô tả bài toán thuộc loại “ polygon – in - polygon”.

Qua bài toán chúng ta có thể thấy một điều rằng hai lớp mà ta đưa vào Overlay phải có sự thống nhất với nhau. Thống nhất về hội tụ quy chiếu, thống nhất về tỉ lệ, có được điều kiện này ta mới tiến hành Overlay được.

Các bước tiến hành Overlay:

- Xác định tọa độ các giao điểm và tiến hành chồng khít hai lớp bản đồ tại giao điểm này.

- Kết hợp dữ liệu không gian và thuộc tính của hai lớp bản đồ.

Các phép toán Overlay bao gồm: phép hợp ( Unicon), phép giao ( Intersect) và phép đồng nhất ( Identity).

a) Phép hợp

Hoạt động như toán tử Or, đầu vào là 2 lớp bản đồ kiểu polygon, kết quả đầu ra là một lớp bản đồ mới bằng cách Overlay hai miền dữ liệu đầu vào và dữ liệu thuộc tính của chúng. Điều kiện: miền dữ liệu phải là polygon.

Hình 2.4.2.4.1: Phép hợp.

b) Phép giao

Hoạt động như toán tử and. Tạo ra một vùng bao phủ mới bằng Overlay hai tập dữ liệu đầu vào, kết quả đầu ra bao gồm dữ liệu thuộc vào cả 2 tập dữ liệu đầu vào.

Hình 2.4.2.4.2: Phép giao.

Tạo ra một vùng bao phủ mới bằng cách Overlay hai tập dữ liệu đầu vào. Kết quả đầu vào gồm toàn bộ phần dữ liệu của lớp đầu tiên và chỉ những phần nào của lớp thứ hai được chồng khít.

Hình 2.4.2.4.3: Phép đồng nhất.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về hệ thống GIS và ứng dụng trong ngành điện (Trang 35)