Bảng 2.7: Tình hình huy động vốn cá nhân từ 2011 - 2013
2011 2012 2013
Tiền gửi không kỳ
hạn 552,625,023 410,872,008 941,948,310
Tiền gửi kỳ hạn 52,918,227,497 88,675,878,035 117,500,980,370
Nguồn: Số liệu nội bộ của Ngân hàng TMCP VietBank Phòng giao dịch Vạn Hạnh Qua cái nhìn bao quát, ta có thể nhận thấy đối tượng cá nhân (dân cư) có xu hướng thiên về tiền gửi có kỳ hạn hơn.
Tiền gửi không kì hạn của các cá nhân năm 2012 giảm 25,65% so với năm 2011 (giảm từ 552,625,023 đồng xuống còn 410,872,008 đồng) nhưng lại tăng 129,26% vào năm 2013 (tăng từ 410,872,008 đồng lên 941,948,310 đồng) chứng tỏ vào giai đoạn này người dân đã bắt đầu tin tưởng vào Ngân hàng hơn và đang có xu hướng chuyển từ thanh toán tiền mặt sang sử dụng các hoạt động thanh toán của Ngân hàng.
Tiền gửi kỳ hạn của cá nhân có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2011 tổng tiền gửi kì hạn của cá nhân là 52,918,227,497 đồng và đã tăng lên 88,675,878,035 đồng năm 2012. Đến năm 2013 tổng huy động đã tăng lên 117,500,980,370 đồng. Đó là một mức tăng gần như gấp 2 lần so với năm 2011. Mức tăng trưởng huy động này là kết quả khả quan đặt trong bối cảnh huy động vốn từ các ngân hàng nói chung gặp nhiều khó khăn. 2.3.2. Tổ chức Bảng 2.8: Tổng huy động vốn cá nhân và tổ chức từ 2011 – 2013 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổn g $ 65,521,649,46 100% $ 90,022,386,28 100% $ 120,284,265,79 100%
7 7 4 Cá nhân $ 53,470,852,52 0 81.60 % $ 89,086,750,04 3 98.96 % $ 118,442,928,68 0 98.46 % Tổ chức $ 12,050,796,94 7 18.40 % $ 935,636,244 1.04% $ 1,841,337,114 1.54%
Nguồn: Số liệu nội bộ của Ngân hàng TMCP VietBank Phòng giao dịch Vạn Hạnh Nhìn tổng quan qua bảng số liệu ta có thể nhận định đươc Tổng số tiền mà NH huy động trong 3 năm qua có sự tăng trưởng mạnh, qua mỗi năm đều có sự tăng hơn 1/3 so với năm trước (ví dụ: 65 tỷ USD năm 2011 tăng lên 90 tỷ USD năm 2012). Đây biểu hiện mặt tích cực của NH trong sự phát triễn hoạt động huy động vốn trong các năm qua. Nói riêng đây cũng phản ảnh hoạt động tốt của Phòng giao dịch Vạn Hạnh.
Chúng ta tiếp tục hướng đến các đối tượng lớn của việc huy động vốn, là cá nhân hay có thể gọi là dân cư và các tổ chức kinh tế. Số liệu như nói lên hoạt động huy động vốn từ cá nhân có sự tăng mạnh qua các năm hơn so với từ các tổ chức kinh tế lại có su hướng giảm mạnh nhất là vào năm 2012. ( từ 12 tỷ USD vào năm 2011 đến năm 2012 chỉ còn không tới 1 tỷ USD). Với đối tượng là cá nhân cũng như dân cư có sự tăng trưởng tích cực, chỉ sau 2 năm từ 53,470,852,520$ năm 2011 tăng lên 118,442,928,680$ năm 2013. Đó là một mức tăng gần như gấp 2 lần so với năm trước. Mức tăng trưởng huy động này là kết quả khả quan đặt trong bối cảnh huy động vốn từ các ngân hàng nói chung gặp nhiều khó khăn.
Lý do mà chúng ta có thể đưa ra khi có sự khác nhau giữa 2 đối tượng, khi việc huy động từ các tổ chức kinh tế giảm còn cá nhân lại tăng, là niềm tin của người dân vào ngân hàng tốt hơn. Mặc khác, cơ cấu như vậy là thể hiện sự ổn định và ít rủi ro, bởi vốn từ các tổ chức kinh tế chi phối để dẫn đến sự thiếu bền vững do sự linh hoạt cao. Đối với các tổ chức kinh tế, trong khoảng năm 2011 với chính sách thắt chặt, các tổ chức vận dụng tối đa nguồn vốn của mình cho sản suất kinh doanh, nguồn vốn nhàn rỗi hạn chế, cũng như thị trường huy động vốn lúc đó còn lộn xộn.
Đối tượng cá nhân trong hoạt động huy động vốn của Phòng giao dịch Vạn Hạnh:
Bảng 2.9: Tình hình huy động vốn cá nhân từ 2011 - 2013
2011 2012 2013
Tiền gửi không kỳ
hạn $ 552,625,023 $410,872,008 $ 941,948,310
Tiền gửi kỳ hạn $52,918,227,49
7 $88,675,878,035 $117,500,980,370
Nguồn: Số liệu nội bộ của Ngân hàng TMCP VietBank Phòng giao dịch Vạn Hạnh Qua cái nhìn bao quát, ta có thể nhận thấy đối tượng cá nhân (dân cư) có xu hướng thiên về Tiền gửi có kỳ hạn hơn. (Ví dụ năm 2011 52 tỳ USD so với 552 triệu USD). Cùng với đó là mức tăng trưởng ổn định tốt qua từng năm, năm 2011 là 52 tỷ USD đến năm 2013 là 117 tỷ USD.
Do mục đích từ dịch vụ tiền gửi mang lại, đã cho dân cư nhận thức rõ và cân nhắc hơn về số tiền nhàn rỗi của mình. Họ không hướng nhiều đến dùng tiền cho hoạt động thanh toán qua dịch vụ tiền gửi không kỳ hạn, mà là số lãi họ nhận được từ số tiền gửi có kỳ hạn của mình.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIETBANK PHÒNG GIAO DỊCH VẠN HẠNH
3.1. Định hướng kinh doanh của Ngân hàng TMCP VietBank
Mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta là đến năm 2020 sẽ đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Muốn có được kết quả này đòi hỏi phải có đủ nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế. Đảng và Nhà nước ta xác định trong quá trình phát triển kinh tế phải dựa vào sức mình là chính đồng thời cũng cần tranh thủ tối đa nguồn vốn từ nước ngoài. Chính vì thế nhiệm vụ của các NHTM là huy động đủ vốn để phát triển kinh tế. Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn bởi lẽ nước ta mới chuyển sang nền kinh tế thị trường và đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên lượng vốn tích luỹ chưa nhiều trong khi nhu cầu vốn phục vụ để phát triển kinh tế thì lớn, hơn thế nữa người dân chưa có thói quen gửi tiền vào ngân hàng và thanh toán qua ngân hàng. Điều này đòi hỏi các NHTM phải hết sức cố gắng và coi trọng công tác huy động vốn để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế.
Ngân hàng TMCP VietBank định hướng cho hoạt động kinh doanh của mình trong giai đoạn tới như sau:
- Tiếp tục mở rộng mạng lưới và phát triển nguồn nhân lực
Ngân hàng TMCP VietBank đã mở rộng mạng lưới đến tận vùng ngoại thành mở rộng nhiều kênh phân phối, và đã phát huy tối đa mạng lưới này, nhiệm vụ trong những năm tới ngân hàng sẽ tiếp tục phát huy mạng lưới phân phối các sản phẩm hiện đại nhiều tiện ích hơn nữa.
Xác định hoạt động ngân hàng trong thời gian tới sẽ vô cùng khó khăn vì vậy công tác đào tạo tìm kiếm nguồn nhân lực phải được quan tâm thích đáng: chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nhất là đội ngũ cán bộ kế cận trong tương lai nhằm tìm những
cán bộ có đủ trình độ, phẩm chất đạo đức có thể đảm nhận và hoàn thành nhiệm vụ trong kì đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phát triển công tác khách hàng đổi mới phong cách làm việc
Phát triển công tác khách hàng là chuyển từ bị động sang chủ động tìm kiếm khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, giữ khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới bằng cách cấp dịch vụ tốt nhất.
Đổi mới về phong cách làm việc cũng là nhân tố thúc đẩy phát triển công tác khách hàng.
- Tiếp tục thực hiện tăng trưởng các mặt hoạt động kinh doanh đảm bảo an toàn và hiệu quả
Để thực hiện các mục tiêu trên ngân hàng đưa ra các nhiệm vụ sau:
- Triển khai sâu rộng công tác tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị trên địa bàn về hoạt động huy động vốn đặc biệt tại các cơ quan, trường học, khu tập trung đông dân cư có đời sống cao.
- Sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng nhất là khuyến khích mở và sử dụng các tài khoản cá nhân, thực hiện triệt để việc cho vay qua tổ, nhóm và các tầng lớp dân cư dưới nhiều hình thức.
- Bám sát định hướng phát triển kinh tế của địa phương, tranh thủ sự lãnh đạo, ủng hộ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể trong hoạt động kinh doanh.
- Nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên.
- Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, đảm bảo an toàn kho quỹ. - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trên mọi lĩnh vực.
- Phát phong trào tác thi đua, khen thưởng hàng quý, đổi mới công tác thi đua, khen thưởng...
3.2. Một số giải pháp
Qua nghiên cứu hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP VietBank Phòng giao dịch Vạn Hạnh có thể thấy trong những năm qua hoạt động của Phòng giao dịch nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng đã đạt được một số kết quả đáng khích
lệ. Mặc dù gặp không ít khó khăn trong quá trình kinh doanh nhưng Phòng giao dịch vẫn vượt qua và đạt được những mục tiêu đề ra và đồng thời khắc phục được những hạn chế của những năm trước. Tuy nhiên hoạt động của Phòng giao dịch vẫn còn những hạn chế do ảnh hưởng của những nhân tố chủ quan và khách quan. Để có thể thực hiện tốt những nhiệm vụ đề ra và đồng thời khắc phục những hạn chế của những năm trước Ngân hàng có thể thực hiện các giải pháp sau:
3.2.1. Giải pháp trực tiếp
Đây là những giải pháp chính trực tiếp giải quyết những khó khăn trong quá trình hoạt động của Phòng giao dịch. Khi áp dụng các biện pháp này có thể đem lại hiệu quả nhanh chóng.
3.2.1.1. Tiếp tục đa dạng hóa huy động vốn, tăng nhanh nguồn vốn kinh doanh
Đối với hoạt động ngân hàng, đa dạng hoá là một trong những biện pháp tăng cường hiệu quả hoạt động và phân tán rủi ro. Đối với hoạt động huy động vốn của ngân hàng đa dạng hoá hình thức huy động vốn sẽ giúp ngân hàng tăng cường hiệu quả huy động vốn vì mỗi công cụ tiền gửi mà ngân hàng đưa ra đều có những đặc điểm riêng nhằm làm cho chúng phù hợp hơn với nhu cầu của các tổ chức kinh tế và dân cư trong việc tiết kiệm và thanh toán. Khi có ít công cụ khách hàng có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận vì nó chưa đem lại thuận lợi hay tiện ích cho khách hàng. Những sản phẩm mới của ngân hàng lại có những đặc điểm riêng phù hợp với một nhóm khách hàng nhất định, làm tăng khả năng lựa chọn của khách ra những sản phẩm mới hàng qua đó ngân hàng có thể tăng nguồn vốn huy động. Để có thể huy động được nguồn vốn có chất lượng cao và có thể đạt được tốc độ tăng trưởng cao ngân hàng nên xem xét đưa ra những sản phẩm mới phù hợp hơn với khách hàng trên địa bàn.
Bên cạnh việc đa dạng hoá hình thức huy động vốn, ngân hàng cần mở rộng và đa dạng hoá khách hàng. Đa dạng hoá khách hàng có tác dụng:
- Giúp ngân hàng có thể giảm rủi ro vì mỗi một nhóm khách hàng có một số đặc điểm chung về nguồn vốn do đó khi có những biến động nhóm khách hàng này có phản ứng
như nhau do đó nếu duy trì một tỷ trọng quá cao nguồn vốn của một nhóm khách hàng sẽ dẫn đến rủi ro.
- Giúp ngân hàng có cơ cấu vốn hợp lý hơn vì mỗi nhóm khách hàng có những đặc điểm riêng về vốn. Nếu ngân hàng chỉ tập trung vào một loại khách hàng thì cơ cấu nguồn vốn sẽ kém linh hoạt và bất hợp lý.
3.2.1.2. Áp dụng lãi suất linh hoạt
- Linh hoạt lãi suất theo thời điểm huy động: Khi nhu cầu về vốn thường căng thẳng vào dịp cuối năm, ngân hàng phải tính toán đưa ra một chính sách lãi suất hấp dẫn hơn trong năm như: lãi suất trả trước kèm quà tặng hay khi chỉ số giá cả thị trường tăng thì buộc phải điều chỉnh lãi suất huy động tăng theo mặt bằng chung của các NHTM. - Linh hoạt lãi suất theo địa bàn huy động: Để mở rộng kinh doanh, tùy theo mức độ
cạnh tranh trên từng địa bàn và trong phạm vi cho phép, ngân hàng quy định lãi suất áp dụng cho phù hợp. Những đơn vị cơ sở kinh doanh trên địa bàn không có hoặc ít sự cạnh tranh có thể áp dụng mức lãi suất huy động thấp hơn mức tối đa ở mức độ nhất định. Ngược lại, những địa bàn diễn ra sự cạnh tranh như thành phố, thị trấn… thì cho phép các đơn vị này áp dụng lãi suất cạnh tranh có thể ở mức tối đa trên cơ sở đảm bảo chỉ tiêu tài chính.
- Linh hoạt lãi suất theo kỳ hạn huy động: Tiếp tục bám sát diễn biến lãi suất trên thị trường để điều chỉnh kịp thời đảm bảo khả năng cạnh tranh và có lợi cho kinh doanh.
Đối với tiền gửi không kỳ hạn ít nhạy cảm với lãi suất và ít có sự khác biệt giữa các ngân hàng về lãi suất nhưng tỷ lệ phí dịch vụ rất khác nhau. Để tăng số dư loại tiền gửi này thì một số dịch vụ có thể không thu phí hoặc giảm phí theo một tỷ lệ cho phép để thu được lợi ích lớn hơn.
Đối với tiền gửi có kỳ hạn phản ứng rất nhanh nhạy với lãi suất, bởi thế cần quy định rõ lãi suất huy động ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, lãi suất trả trước, lãi suất trả sau, từng bước triển khai trả lãi suất lũy tiến theo số dư tiền gửi…nhưng phải đảm bảo nguyên tắc: kỳ hạn dài hơn có lãi suất cao hơn, lãi suất trả trước phải hấp dẫn hơn lãi suất trả sau. Thông qua việc áp dụng lãi suất huy động cho từng loại kỳ hạn tiền gửi có
thể điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn cho phù hợp với danh mục tài sản mà ta cần tăng giảm tỷ trọng để đạt mục tiêu kinh doanh.
- Linh hoạt lãi suất theo từng loại khách hàng: Thực hiện ưu đãi về giá đối với khách hàng có giao dịch thường xuyên, chẳng hạn với cùng một kỳ hạn ngân hàng có thể trả mức lãi suất cao hơn đối với khách hàng có số dư tiền gửi lớn, ổn định hoặc có sự ưu đãi về lãi suất lũy tiến theo mức tăng của lượng tiền. Đồng thời có thể áp dụng một số hình thức tặng quà những ngày lễ, tết, những ngày kỉ niệm cho những khách hàng lớn có quan hệ thường xuyên nhằm giữ được mối quan hệ tốt với khách hàng.
- Sử dụng phong phú phương thức trả lãi, gốc phù hợp với nhu cầu khách hàng.
3.2.2. Giải pháp gián tiếp
Để giải quyết những khó khăn và tồn tại, ngoài việc áp dụng các giải pháp trực tiếp, Ngân hàng nên áp dụng một số giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu qủa hoạt động của Phòng giao dịch. Những giải pháp trực tiếp giúp ngân hàng có thể đạt được kết quả như mong muốn một cách nhanh chóng nhưng phải có các giải pháp hỗ trợ thì kết quả đạt được mới lâu dài và ổn định bền vững. Sau đây là một số giải pháp:
3.2.2.1. Nâng cao chất lượng sử dụng vốn
Để khai thác và sử dụng tối đa nguồn vốn huy động thì ngân hàng cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vì nó là yếu tố quyết định đến hoạt động huy động vốn. Sử dụng vốn có hiệu quả thì mới kích thích hoạt động huy động vốn, có tạo được vốn thì mới có thể sử dụng vốn và ngược lại. Vì vậy ngân hàng chỉ có thể hoạt động tốt trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Đẩy mạnh hoạt động tín dụng là một biện pháp để nuôi dưỡng nguồn vốn cho tương lai. Ngân hàng không chỉ quan tâm đến việc hiện nay thu hút được bao nhiêu nguồn vốn mà còn phải tìm cách nuôi dưỡng nguồn vốn cho tương lai.
Để đảm bảo nuôi dưỡng nguồn vốn cho tương lai ngân hàng cần làm tốt công tác tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng giúp cho ngân hàng hạn chế rủi ro, đảm bảo thu hồi vốn đúng thời hạn để tiếp tục cho vay. Những thông tin về nhu cầu mở rộng tín