Chức năng quá dòng có hướng

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống bảo vệ và xây dựng cấu trúc mạng sử dụng IEC 61850 (Trang 59)

6 Quạt làm mát ngõ ra mạch áp 11 Quạt làm mát ngõ ra

3.5.2. Chức năng quá dòng có hướng

− Chức năng bảo vệ quá dòng có hướng (50/51/67): Có 3 cấp bảo vệ I>, I>>, I>>> độc lập với nhau, mỗi cấp bảo vệ có thể chọn làm việc có hướng hoặc vô hướng, cả 3 cấp đều có đặc tính thời gian độc lập. Riêng cấp 1 có thể chọn làm việc với đặc tính thời gian phụ thuộc và định hướng công suất dựa vào dòng pha và áp dây (sơ đồ 900)

− Chức năng bảo vệ quá dòng có hướng: Có 3cấp bảo vệ Ie>, Ie>>, Ie>>> độc lập với nhau, mỗi cấp bảo vệ có thể chọn làm việc có hướng hoặc vô hướng, cả 3 cấp đều có đặc tính thời gian độc lập. Riêng cấp 1 có thể chọn làm việc với đặc tính thời gian phụ thuộc, định hướng công suất dựa vào dòng Ie, áp Ue và góc lệch pha φe giữa chúng

Hình 3.10 Biểu thị hướng tác động trong rơle Micom

− Ngưỡng đặt các thông số, dùng 5 phím ở mặt trước của rơle để cài đặt, hệ thống menu chính của rơle được trình bày dưới đây:

Hình 3.11 Hệ thống menu rơle Micom

− Các chức năng bảo vệ chính nằm trong các Menu PROTECTION G1 và PROTECTION G2.

+ Dùng các phím mặt trước rơle để vào menu PROTECTION 1/ [67] Phase OC, các thông số cài đặt của bảo vệ cấp 1, cài đặt LED tại menu CONFIGURATION/Led, cài đặt rơle đầu ra tại menu AUTOMAT. CTRL/Output Relay.Bơm dòng và áp cả 3 pha đến ngưỡng đặt ứng với thông số đặt. Thay đổi góc pha giữa dòng và ápđể xác định vùng tác động của bảo vệ. Sau đó tăng giảm giá trị dòngđể lấy giá trị khởi động và trở về.Các giá trị này không được sai khác quá 2%

+ Kiểm tra led chỉ thị và rơle đầu ra tương ứng. Đồng thời vào menu RECORD để xem thôngtin về sự cố, thí nghiệm tương tự đối với bảo vệ cấp 2,3.

− Kiểm tra chức năng bảo vệ chạm đất có hướng:

+ Dùng các phím mặt trước rơle để vào menu PROTECCTON 1/E/GND, các thông số cài đặt của bảo vệ cấp1, cài đặt Led, và rơle đầu ra tương ứng với chức năng bảo vệ. Bơm dòng vào cổng Ie (chân 55-56) và áp Ue (chân 73-74) đến ngưỡng đặt. Thay đổi góc lệch pha giữa dòng và ápđể xác định vùng tác động của bảo vệ. Sau đó tăng giảm giá trị dòngđể lấy giá trị khởi động và trở về.

+ Kiểm tra led chỉ thị và rơle đầu ra tương ứng. Xem thông tin của bản ghi sự cố, thí nghiệm tương tự đối với bảo vệ cấp 2,3

− Bảo vệ chức năng quá dòng thứ tự nghịch: Dùng các phím mặt trước rơle để vào menu PROTECCTON 1/ [46] Neg Seq OC, các thông số cài đặt của bảo vệ cấp 1,2,3, cài đặt led và rơle đầu ra tương ứng với chức năng bảo vệ.Bơm dòng thứ tự nghịch I2 đến khi rơle khởi động (sai số 2%). Sau đó giảm dòng xuống để xác định giá trị trở về (Ktv = 0,95), kiểm tra led và rơle đầu ra tương ứng và tôi thông tin sự cố.

− Kiểm tra chức năng bảo vệ quá áp: Dùng các phím mặt trước rơle để vào menu PROTECCTON 1/PhaseOverVoltage, các thông số cài đặt của bảo vệ cấp1, cài đặt led và rơle đầu ra tương ứng với chức năng bảo vệ,ứng với thông số đặt ở trên, ta tiến hành bơm 3 điện áp pha vào rơle đến ngưỡng tác động . Sai số khoảng 2% và giảm điện áp 3 pha xuống để xác định giá trị trở về. Ktv = 0,95, kiểm tra led

chỉ thị và rơle đầu ra tương ứng. Xem thôngtin sự cố và tiến hành thí nghiệm tương tự đối với bảo vệ cấp 2

− Kiểm tra chức năng bảo vệ kém áp: thực hiện tương tự như trên.

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống bảo vệ và xây dựng cấu trúc mạng sử dụng IEC 61850 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)