− Khi tính các thông số đặt của các chức năng trên, ta chỉ cần tính ở chế độ max vì đặt ở chế độ max ta đãđảm bảo bảo vệ cả chế độ min.
− Trong thực tế tính toán tại A2, các hệ số K của chức năng 51, 51N của máy cắt đầu nguồn được chọn theo dòng điện ngắn mạch tại thanh cái 15kV, 22kV sao cho thời gian tác động 51, 51N ứng với các dòng điện này từ 0,2-0,5s (tại TPHCM là 0,5s và các nơi khác là 0,2 s) và phải bảo đảm máy cắt đầu nguồn tác động phối hợp có chọn lọc.
− Trong công tác tính toán chỉnh định rơle quan trọng nhất là chúng ta phải phối hợp thời gian tác động của các rơle sao cho ứng với mỗi sự cố rơle tác động phải phối hợp được với nhau theo nguyên tắt rơle nào gần điểm sự cố nhất thì tác động trước, rơle nào xa hơn sẽ tác động sau theo cùng 1 hướng và trong mọi trường hợp đều không được tác động bậc vược cấp. Để làm được điều này chúng ta phải làm bài toán ngược, có nghĩa là cho thời gian tác động trước và tính toán chọn hệsố nhân thời gian sau cùng.
+ Chọn dòng ngắn mạch lớn nhất đi qua tất cả các máy cắt theo hướng cần phối hợp bảo vệ.
+ Chọn thời gian tác động cắt máy cắt gần nhất từ 0-0,2s.
+ Các máy cắt phía sau máy cắt (hướng về nguồn) phải phối hợp với máy cắt vừa chọn (thời gian từ 0,3-0,5s).
+ Tính toán chọn dòng khởi động cho từng máy cắt.
+ Chọn đặt tuyến cho từng máy cắt (nên chọn cùng họ để dễ dàng phối hợp và chính xác cao).
+ Tính toán chọn hệ số nhân thời gian cho từng rơle.
− Thiết bị rơle được dùng để tính toán chỉnh định dòng khởi động và thời gian tác động dùng rơle Micom của hãng Areva.
Bảng 2.3: Các dạng đặt tuyến đường cong rơle Micom