CASCADE 3.1 SƠ ĐỒ CẤU TRÚC:
3.4.2 Các Kết Quả Mô Phỏng:
Dựa vào các bộ PMMP trên bảng 5 ( 24 bộ) thấy có 2 nhóm:
Nhóm 1: gồm 8 bộ mẫu đa điều chế pha PMMP set 1, set 2, set 3, set 8, set 12, set 15, set 19, set 24. Đây là nhóm mà tại mỗi thời điểm chỉ có tối đa 1 trạng thái đóng cắt các cặp tiếp điểm của biến tần thay đổi.
Ví dụ: set 1 : 0000Ỉ0001Ỉ0011Ỉ0111Ỉ1111
Nhóm 2: gồm tất cả 16 bộ mẫu đa điều chế còn lại. Đây là nhóm mà tại mỗi thời điểm số trạng thái đóng cắt thay đổi tại mỗi thời điểm có thể lớn hơn 1.
Ví dụ: set 5 : 0000Ỉ1000Ỉ0110Ỉ1110Ỉ1111
Do đó để có thể đánh giá các bộ mẫu đa điều chế này ta sẽ xem kết quả mô phỏng của 2 nhóm trên.
a. Nhóm 1:
Các kết quả thu được dưới đây là ứng với set 3, chỉ số điều chế m= 0.75, và tần số sóng mang tam giác là 5KHz trong một chu kỳ ngõ ra là 20ms.
• Tín hiệu sóng điều chế của pha A và trạng thái đóng cắt của các cặp
công tắc S1a, S2a, S3a, S4a tương ứng: + Trạng thái đóng (ON): 1
Hình 21. Tín hiệu điều chế pha A: Vra1, Vra2, Vra3, Vra4.
• Điện áp pha A_ trung tính biến tần VA_O:
Hình 24. Điện áp pha VA, VB, VC và Vo
b. Nhóm 2:
Chọn bộ 4 để điều khiển, với các chỉ số mô phỏng cũng tương tự như ở nhóm 1. Các kết quả thu được từ mô phỏng:
Hình 25. Tín hiệu điều chế pha A
Hình 26. Trạng thái đóng cắt các cặp tiếp điểm S1a, S2a, S3a, S4a với bộ 4
Hình 28. Điện áp pha A khi mẫu chọn là set 4
3.4.3 Nhận xét:
_ Đối với 8 bộ mẫu đa điều chế pha PMMP trong nhóm 1 thì trạng thái đóng cắt các cặp tiếp điểm S1a, S2a, S3a, S4a ở pha A ( tương tự ở pha B, C) có đặc điểm: tại mỗi thời điểm chỉ có tối đa 1 trạng thái đóng cắt thay đổi trạng thái. Còn đối với các bộ của nhóm 2 thì số này là lớn hơn 1.
Dạng sóng điện áp ngõ ra biến tần trong trường hợp nhóm 1 cũng có dạng sin tốt hơn so với các bộ trong nhóm 2.
Do đó 8 bộ thuộc nhóm 1 có thể được dùng trong việc điều khiển biến tần tốt hơn so với các bộ thuộc nhóm 2.
Việc cân bằng tổn hao trên các linh kiện bán dẩn công suất ở biến tần đa bậc sẽ có thể được điều chỉnh thông qua việc điều khiển chọn lựa 8 bộ trong nhóm 1.