Theo hình thức đầu tư

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập Tăng cường thu hút vốn đầu tư FDI của Mỹ vào Việt Nam (Trang 30)

FDI của Mỹ còn có một số Công ty đăng ký tại Singapore, British Virgin Islands,... thuộc tập đoàn lớn của Mỹ đầu tư sang Việt Nam như Coca Cola, Procter & Gamble... không thuộc danh mục đầu tư trực tiếp của Mỹ ở Việt Nam.

BẢNG 2.3

HÌNH THỨC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM (2005-2012)

(Đơn vị: triệu USD)

STT Hình thức đầu tư Số dự án Tỷ trọng

1 100% vốn nước ngoài 61 60 %

2 Liên doanh 31 31 %

3 Hợp đồng hợp tác LD 9 9 %

Tổng 101 100 %

BIỂU 2.1: HÌNH THỨC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM (2005-2012)

Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ chủ yếu được thực hiện dưới hình thức 100% vốn nước ngoài với 61 dự án (chiếm 60% số dự án), tổng vốn đầu tư đăng ký là 503.6 triệu USD (chiếm 47%); 31 dự án liên doanh (chiếm 31%), tổng vốn đầu tư đăng ký 516 triệu USD (chiếm 48%), 9 dự án hợp doanh (chiếm 9%) với vốn đăng ký 45.5 triệu USD chiếm 5%.

Từ sau khi Mỹ chính thức xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam vào ngày 03/02/1994, hoạt động đầu tư trực tiếp của các công ty Mỹ vào Việt Nam đã có bước nhảy vọt. Nhiều công ty và tập đoàn kinh tế Mỹ vào Việt Nam với mục đích là thăm dò hoạt động đầu tư của thị trường này. Chỉ riêng năm 1994 - năm đầu tiên khi lệnh cấm vận được bải bỏ - số vốn đầu tư của Mỹ vào Việt nam đã tăng vọt lên 120.310 triệu USD với 12 dự án, đưa nước này lên vị trí thứ 14 trong danh sách các nhà đầu tư lớn nhất vào Việt nam.

Khi lệnh cấm vận còn hiệu lực, đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam với tổng số vốn đăng ký là 3.34 triệu USD. Điều này cho thấy: trước khi Mỹ xoá bỏ cấm vận, các công ty của Mỹ đã rất sốt ruột muốn được vào đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, để có cơ hội cạnh tranh với các công ty của Nhật Bản, Châu Âu và các nước khác.

Do đó khi huỷ bỏ lệnh cấm vận, các công ty Mỹ đã "nhảy" vào đầu tư ở Việt Nam. Cụ thể, sau khi huỷ bỏ lệnh cấm vận 1 ngày, đã có 30 công ty mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, "mở đầu cuộc đấu tranh để giành trái tim và ví tiền của người

Việt nam". Chỉ vài năm sau đó, nhất là khi bình thường hoá quan hệ ngoại giao, đầu tư của Mỹ tại Việt nam đã tăng lên nhanh chóng. Các dòng vốn ào ạt đổ vào Việt Nam như một minh chứng rõ ràng nhất cho sức hấp dẫn của thị trường mới này với các nhà đầu tư Hoa Kỳ.

Cụ thể:

BẢNG 2.4

ĐẦU TƯ CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM (TÍNH ĐẾN 2012)

Năm Số dự án Tổng số vốn đầu tư (triệu USD) Tỷ trọng (%) Quy mô dự án (triệu USD)

2005 12 120.310 8.57 10.03 2006 19 397.871 28.34 20.94 2007 16 159.722 11.38 9.98 2008 12 98.544 7.02 8.21 2009 15 306.955 21.87 20.46 2010 14 66.352 4.73 4.74 2011 12 95.275 6.79 7.94 2012 23 110.8 7.89 4.82 Tổng cộng 123 1.403,680 100 9.75

Nguồn:“Bộ Kế hoạch & Đầu tư”

Vào ngày 11/9/2006, khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO, không kể đầu tư qua nước thứ 3, Hoa Kỳ có 289 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký trên 2 tỷ USD, đứng thứ 9 trong tổng số 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, vốn thực hiện đạt khoảng 777 triệu USD. Riêng 8 tháng đầu năm 2006, đã có 25 dự án đầu tư mới được cấp phép đầu tư, với tổng vốn đăng ký 444,2 triệu USD, đứng thứ 3 trong tổng số 33 nước, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Nếu tính cả đầu tư thông qua nước thứ ba, thì tổng vốn đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam đạt khoảng 3 tỷ USD.Và trong top hai mươi quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư FDI vào Việt Nam giai đoạn 1998-2007, Hoa Kỳ đã chiếm vị trí thứ 7 với tổng số vốn đăng kí là 2,598 triệu USD.

(Nguồn http://www.vietpartners.com)

Với quy mô và tốc độ đầu tư tăng khá lớn vào Việt nam, chỉ 2 năm sau khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ, Mỹ đã vượt lên thứ 6 trong danh sách 10 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt nam và chỉ sau Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore và Thuỵ Điển. Năm 1995, đã tạo ra một bước đột biến mới với 19 dự án đầu tư của Mỹ với tổng số vốn đầu tư là 397.871 triệu USD. Đây là năm đạt mức đầu tư cao kỷ lục cả về số lượng dự án lẫn số vốn đầu tư và quy mô dự án, chiếm tới 28.34% tổng vốn đầu tư; 13.19% số dự án đầu tư, với quy mô dự án bình quân đạt 20.94 triệu USD - mức cao nhất từ trước đến giờ của đầu tư Mỹ vào Việt Nam và cao hơn nhiều so với quy mô dự án của cả giai đoạn (9.75 triệu USD). Vị trí này Mỹ tiếp tục giữ trong năm 1997, mặc dù cả số dự án lẫn tổng vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam giảm mạnh (trong năm chỉ có thêm 12 dự án với tổng số vốn 98.544 triệu USD).

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập Tăng cường thu hút vốn đầu tư FDI của Mỹ vào Việt Nam (Trang 30)