nam.
Văn bản luật của Việt Nam không thống nhất là một trong những vướng mắc làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài và cả trong nước.
Nếu tiếp tục “ngăn cản” hay thiếu rõ ràng trong chính sách đối với “nhà đầu tư nước ngoài” thì dòng vốn đầu tư từ nước ngoài hay dòng vốn tái đầu tư từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp Việt Nam khác sẽ bị hạn chế.
Thứ nhất là : Văn bản luật không thống nhất
Kể từ khi ban hành Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp vào năm 2005, khái niệm “nhà đầu tư nước ngoài” và “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” đã được xác định.
Thể hiện trên văn bản Luật, các chính sách liên quan đến đối tượng nhà đầu tư này tưởng chừng đã được thống nhất và sáng tỏ, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn áp dụng Luật Đầu tư, một số văn bản pháp luật đã giải thích hoặc đã hướng dẫn áp dụng khái niệm này theo hướng khác.
Luật Đầu tư 2005 khẳng định: nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam là nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thành lập tổ chức kinh tế lần đầu tại Việt Nam” và “nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam”.
Tương tự như vậy, Luật Thương mại 2005 khái quát các thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Luật Đầu tư xác định là những doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.
Đồng thời, Luật Đầu tư khẳng định Nhà nước đối xử bình đẳng trước pháp luật đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện như nhà đầu tư trong nước trong trường hợp các nhà đầu tư Việt Nam sở hữu từ 51% vốn điều lệ
của doanh nghiệp trở lên…
Nhưng dù các văn bản luật có tính thống nhất như vậy, một số văn bản hướng dẫn lại khác biệt, thậm chí mâu thuẫn với các văn bản luật. Trước hết phải kể đến Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam kèm theo Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg ngày18/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Quy chế này đã giải thích nhà đầu tư nước ngoài bao gồm “Tổ chức thành lập và hoạt động ở Việt Nam có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài trên 49%”…
Kết quả là trong hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài đã nảy sinh nhiều vướng mắc. Từ nhận thức của các cơ quan nhà nước. Mặc dù, Nghị định 102/2010/NĐ-CP đã hướng dẫn cụ thể như vậy nhưng có lẽ không có quy định nào khẳng định các văn bản chồng chéo trước đó là hết hiệu lực hoặc vô hiệu.
Thứ hai là: Những vướng mắc
Trên thực tế, ở thời điểm hiện tại, hầu hết các phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư của các tỉnh, thành phố đều từ chối thụ lý hồ sơ thành lập tổ chức mới có sự tham gia góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ và từ chối thụ lý hồ sơ của các doanh nghiệp đã được cấp đăng ký kinh doanh bán cổ phần, vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài.
Có nơi cho rằng, họ không giải quyết trường hợp này vì chưa có hướng dẫn cụ thể. Nơi khác thì hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện thủ tục tại phòng đầu tư nước ngoài, nhưng khi doanh nghiệp sang phòng đầu tư nước ngoài lại được hướng dẫn quay trở lại phòng đăng ký kinh doanh.
Thậm chí có nơi lại yêu cầu doanh nghiệp phải loại bỏ tất cả những ngành nghề đã đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực phân phối hoặc liên quan đến phân phối thì mới thụ lý hồ sơ cho phép bán cổ phần, vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài.
Trong khi đó, quyền mua cổ phần chào bán hay góp vốn bổ sung này của nhà đầu tư nước ngoài cũng bị hạn chế đối với một số lĩnh vực ngành nghề do Chính phủ quy định hoặc phải theo cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam với các điều ước quốc tế đa phương, ví dụ như cam kết WTO, và song phương như Hiệp định
Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, và không phải là hành vi tập trung kinh tế bị cấm. Nhiều cơ quan nhà nước cũng có cách hiểu khác nhau về quyền này trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào các loại hình doanh nghiệp kể trên, chủ yếu tập trung vào sự hạn chế của quyền này theo cam kết WTO.
Một số cơ quan đăng ký kinh doanh cho rằng những ngành nghề không được quy định trong biểu dịch vụ của cam kết WTO thì không được phép “chào bán cổ phần” cho nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi một số cơ quan đăng ký kinh doanh khác lại có suy nghĩ ngược lại vì cho rằng đó là “sự mở cửa thị trường của nhà nước Việt Nam”.
Những lộn xộn vừa nêu đã làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài và cả trong nước về tính thống nhất của pháp luật Việt Nam. Nếu tiếp tục “ngăn cản” hay thiếu rõ ràng trong chính sách đối với “nhà đầu tư nước ngoài” thì dòng vốn đầu tư từ nước ngoài hay dòng vốn tái đầu tư từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp Việt Nam khác sẽ bị hạn chế.
2.2. ÁNH GIÁ VI C THU HÚT FDI C A HOA KĐ Ệ Ủ Ỳ
VÀO VI T NAM.Ệ