Kết thúc kiểm toán:

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO (Trang 25 - 29)

Sau bước thực hiện kiểm toán, trên cơ sở các bằng chứng thu thập được, kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến kết luận của mình về báo cáo tài chính được kiểm toán trong báo cáo kiểm toán.

Công việc kiểm toán phải thực hiện các phương pháp và chuẩn mực kiểm toán hiện hành của Việt Nam và theo các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được nhà nước Việt Nam thừa nhận. Khi kết thúc công việc kiểm toán, kiểm toán viên phải lập báo cáo kiểm toán và chịu hoàn toàn trách nhiệm về các ý kiến nhận xét đó.

Báo cáo kiểm toán phải có những nội dung chủ yếu sau;

- Tính trung thực, hợp lý của các số liệu báo cáo kế toán của đơn vị.

- Tình hình thực hiện công tác kế toán tạI đơn vị và việc chấp hành chế độ, thể lệ kế toán.

- Những kiến nghị.

Báo cáo kiểm toán phải trung thực, khách quan. Báo cáo kiểm toán phải có chữ kí của kiểm toán viên, được lãnh đạo của tổ chức kiểm toán xác nhận, kí tên, đóng dấu

( Trích phần I- điều 8- Thông tư số 22 về hướng dẫn thực hiện quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế)

II. ĐẶC THÙ CỦA CÁC DNVVN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI TỔ CHỨC KIỂM

TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH:

1. Các DNVVN trong nền kinh tế thị trường:

1.1. Khái niệm:

Kinh nghiệm ở nhiều nước trên thế giới đã cho thấy rằng các doanh nghệp vừa và nhỏ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế. Ở Việt Nam hiện nay, phát triển DNVVN đang là vấn đề được nhà nước quan tâm đặc biệt vì sự thành đạt về kinh tế, xã hội của một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của các doanh nghiệp mà DNVVN có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trên thực tế, có rất nhiều các quan điểm khác nhau về việc xác định DNVVN, trong giới hạn luận văn này, tác giả chỉ xin trích dẫn ra hai quan điểm thường được nhắc tới (tài liệu tham khảo số 7)

* Một số ý kiến cho rằng nói đến DNVVN ở Việt Nam là nói đến khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Nói cách khác, DNVVN là khái niệm chỉ tất cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

* Quan điểm khác lại cho rằng nói đến DNVVN là nói đến quy mô doanh nghiệp, do đó khi nói đến DNVVN không nên phân biệt thành phần kinh tế mà phải dựa trên chỉ tiêu quy mô doanh nghiệp

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả xin đi theo cách đặt vấn đề thứ hai.

Theo cách hiểu này thì vấn đề đặt ra là tiêu chí nào để xác định quy mô doanh nghiệp. Từ trước tới nay, những tiêu chí xác định DNVVN ở Việt Nam là rất khác nhau dựa trên: Tổng số vốn đầu tư được huy động vào sản xuất kinh doanh, giá trị tài sản cố định, số lao động, giá trị bằng tiền của sản phẩm bán hoặc dịch vụ bán, lợi nhuận, vốn bình quân cho mỗi lao động… Nếu dựa trên tất cả các tiêu chuẩn này thì rất khó khăn trong việc đánh giá DNVVN.

Nhận thức được những khó khăn này, Chính phủ đã ban hành Công văn số 681/CP- KTN ngày 20/6/1998, tạm thời quy định thống nhất tiêu chí xác định DNVVN ở Việt Nam là những doanh nghiệp có vốn điều lệ < 5 tỷ và có số lao động trung bình hàng năm < 200 người. Quy định này cũng nêu rõ trong quá trình thực hiện tuỳ thuộc vào tình hình thực tế xã hội cụ thể mà áp dụng đồng thời cả hai tiêu thức hoặc một trong hai tiêu thức để đánh giá

Tuy nhiên, việc đưa ra các tiêu chí xác định DNVVN ở Việt Nam mới chỉ có tính ước lệ, bản thân các tiêu chí đó chưa đủ để xác định khu vực DNVVN ở Việt Nam hiện nay gồm những doanh nghiệp nào. Do đó, có rất nhiều quan điểm khác nhau về đối tượng, các chủ thể kinh doanh được coi là DNVVN

Trên thực tế, khuôn khổ pháp luật kinh doanh ở nước ta hiện nay chưa đầy đủ lại chưa rõ ràng, để quản lý nền kinh tế, chúng ta thường lấy hành động có đăng kí kinh doanh làm tiêu chẩn xác định doanh nghiệp. Nếu dựa trên cơ sở này thì khu vực DNVVN ở Việt Nam được hiểu là gồm các chủ thể sản xuất kinh doanh được thành lập và đăng kí hoạt động theo các quy định của pháp luật, có quy mô về vốn hoặc số lao động phù hợp với quy định của Chính phủ gồm:

- Các doanh nghiệp nhà nước có quy mô vừa và nhỏ được thành lập và đăng kí theo quy định của luật doanh nghiệp nhà nước.

- Các công ty cổ phần, công ty TNHH, các doanh nghiệp tư nhân có quy mô vừa và nhỏ thành lập và đăng kí hoạt động theo luật công ty, luật doanh nghiệp tư nhân.

- Các hợp tác xã có quy mô vừa và nhỏ thành lập và đăng kí kinh doanh theo quy định của luật hợp tác xã.

- Các hộ tư nhân, nhóm sản xuất dưới vốn xác định, đăng kí theo Nghị định 66/HĐBT.

1.2. Vai trò của các DNVVN trong nền kinh tế thị trường.

Nhờ chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước cũng như các chủ trương, chính sách vĩ mô như chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, chính sách mở cửa hội nhập quốc tế… Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã khẳng định được đà phát triển vững mạnh, các DNVVN ở nước ta bắt đầu được hoạt động trong môi trường phát triển khá thuận lợi và đạt được những kết quả nhất định, phát huy vai trò to lớn trong nền kinh tế đất nước:

- Phát triển DNVVN không những sẽ góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế mà còn tạo ra sự ổn định chính trị, xã hội của đất nước thông qua việc tạo công ăn việc làm và giải quyết phúc lợi xã hội. Xét dưới góc độ giải quyết việc làm thì DNVVN luôn đóng vai trò quan trọng hơn các doanh nghiệp lớn. Khu vực DNVVN thu hút một phần lớn lao động mới gia tăng hàng năm trong nền kinh tế, xuất đầu tư cho việc làm trong doanh nghiệp lớn lên tới 29 triệu, trong khi đó, con số này với các DNVVN chỉ là 0,75 triệu ( bằng 2,6% so với doanh nghiệp lớn )

- DNVVN là một trong những tác nhân và động lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng.

- Tận dụng, phát huy các nguồn lực xã hội về vốn, kỹ thuật, nguyên liệu và đặc biệt là nguồn lực lao động.

- DNVVN có tính năng động, linh hoạt cao, có khả năng thích nghi nhanh với sự thay đổi của thị trường, khắc phục đà giảm sút kinh tế, đây là điều mà các doanh nghiệp lớn khó thực hiện.

Hiện nay, khu vực DNVVN đang thu hút khoảng 25- 26% lực lượng lao động của cả nước, đóng góp khoảng 24- 25% GDP.( Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư )

Với vai trò quan trọng của mình, DNVVN là đối tượng quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước trong chủ chương phát huy nội lực, khắc phục đà giảm sút kinh tế, xây dựng một nền kinh tế mở vững mạnh trong xu thế hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, yêu cầu củng cố nề nếp tài chính kế toán, nhằm phát huy khả năng to lớn của các DNVVN đang là vấn đề được chính bản thân các doanh nghiệp và Nhà nước quan tâm.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w