Để tạo 1 Polygon (POL) làm cho tất cả các đối tượng ở phía dưới nó đều có màu của Background. Vùng này được bao bọc bởi khung WipeoutFrame. Bạn có thể bật hay tắt WipeoutFrame khi in để chọn ẩn hay hiện các đối tượng ở phía dưới Wipeout. Chức năng dùng để che khuất vùng không cần thiết và viết ghi chú lên bản vẽ đã có.
Nhập lệnh Wipeout P (Polyline) rồi chọn hình đa giác đã được vẽ trước. Lưu ý, Wipeout ko tạo được với khung hình tròn nên để tạo vùng trong suốt hình
Tích lũy kinh nghiệm
44 tròn : trước tiên tạo 1 Polygon (POL) với số cạnh là 1000 (số cạnh càng lớn càn giống hình tròn). Sau đó dùng Wipeout chọn hình vừa vẽ.
Lưu ý : Wipeout hiểu tất cả các đối tượng được vẽ trước khi dùng lệnh Wipeout sẽ là đối tượng bị che khuất (đối tượng thực thi lệnh). Còn những đối đượng được vẽ sau vẫn hiện bình thường (có thể dùng lệnh Copy để tạo ra đối tượng mới tồn tại sau lệnh Wipeout). Mặc dù các đối tượng bị trong suốt nhưng bạn vẫn chọn và sửa chữa được chúng.
Wipeout F (Frame) : để lựa chọn hiện thỉ (ON) hay ko hiện (OFF) khung
viền của Wipeout.
Kết luận : Dủng Wipeout khi xuất File PDF thì vẫn tốt như xem trong Cad, nhưng khi đi in, vùng có Wipeout bị tô đen.
25. Đối tượng “ACAD Proxy Entity”
Các bạn muốn nhìn thấy nó thì vào : Tool=> OpotionOpen and Save ==> Chọn chế độ Show proxy graphics rồi nhấn lệnh. Regen(re) bản vẽ sẽ thấy.
Nếu muốn cad mở ra thấy các đối tượng "acad proxy entity" thì phải explode ra thôi.
26. Chữ (TEXT) và kích thước (DIM) trong Cad bị đảo ngược :
Đối với DIM :
Nguyên nhân là hệ trục của bản vẽ bị thay đổi vai trò giữa 2 trục tung là x trục hoành là y. Vậy bạn phải đổi lại vai trò 2 trục này dim sẽ như bình thường không bị ngược chữ (upside down). Bạn làm như sau: UCS -> chọn Z rồi đánh 90 độ enter -> ucs tiếp chọn X rồi đánh 180 độ enter là hệ trục trở về nguyên bản -> bạn dim trở lại như bình thường
Nhập lệnh UCS W hoặc chọn lại hệ trục. View/3D views/Bottom
Đối với TEXT :
Chọn tất cả các Text nhập lệnh (CH) hoặc Ctrl+1 Tại mục UpsideDown chọn NO/Yes, tại mục Backward chọn No/Yes.
Tích lũy kinh nghiệm
45
27. Đánh số thứ tự chuỗi TEXT
Nhiều khi chúng ta cần phải sửa từng text một để điền các số theo thứ tự tăng dần. Chẳng hạn phải điền chuỗi D1, D2, D3, D4,...D1000 theo thứ tự tăng dần của trục Y. nếu sửa bằng tay thì rất lâu. Lệnh Tcount của Express Tool cho phép chúng ta làm điều này.
Command: tcount
Chương trình sẽ cho bạn chọn đối tượng
Select objects: Specify opposite corner: 5 found Select objects:
Chương trình hỏi bạn sắp xếp các đối tượng theo chiều tăng trục x, trục y hay theo thứ tự lúc bạn chọn các đối tượng
Sort selected objects by [X/Y/Select-order] <Y>:
Chương trình hỏi bạn số đầu tiên mà bạn đánh, số gia mà bạn cho vào. Ví dụ 2,-1 sẽ đánh các số: 2, 1, 0, -1, -2, ...
Số thứ tự được đánh phụ thuộc vào số lượng Text bạn đã chọn.
Specify starting number and increment (Start,increment) <2,-1>:
Chương trình hỏi bạn cách đánh số vào text: Overwrite - ghi đè luôn vào text, Prefix - viết thêm vào phía trước, Suffix - viết thêm vào phía sau, Find&replace - Thay những cụm từ được chỉ định bằng các text số này.
Placement of numbers in text [Overwrite/Prefix/Suffix/Find&replace..] < Find&replace>:
Nếu bạn chọn Find&replace, máy hỏi thêm cụ từ mà bạn muốn chỉ định.
Enter search string <kts>:
Và cuối cùng chương trình thông báo có bao nhiêu đối tượng text đã được sửa
5 objects modified.
Để sử dụng hiệu quả lệnh này có thể ứng dụng các phương pháp sau :
Tạo riêng 1 Layer cho các Text cần đánh số để chọn dễ dàng.
Tích lũy kinh nghiệm
46 Cũng có thể dùng lệnh Find & Replace để đánh STT dần.