Đã từng là SV Công trình, bây giờ đi làm mình nhận thấy một số điểm yếu của sinh viên trường mình trong vẽ Cad là:<br>1. <b>Ko quan tâm đến sự chuẩn xác của bản vẽ. </b><br>Hình thành từ thói quen sửa bản vẽ của người khác biến thành của mình. Nếu như sinh viên nhà ta đo kích thước thấy sai thì việc đầu tiên nghĩ đến sẽ là sửa lại số đo kích thước chứ không phải là tìm cách sửa lại hình vẽ cho chuẩn xác.<br>2.<b> Ít sinh viên sử dụng layout để in bản vẽ.</b><br> Đa số sử dụng các bản vẽ của khoá trước, vẽ và in ngay tren model nên rốt cục cũng ko biết cách sử dụng layout. Cách vẽ sử dụng layout hiện nay là cách vẽ phổ biến ở tất cả các công ty tư vấn thiết kế. Ko dùng được tất yếu sẽ là kẻ lạc hậu khi ra đi làm.<br>3. <b>Ko biết cách in bản vẽ. </b><br> Rất nhiều sinh viên vẽ xong chỉ biết mang bản vẽ ra hàng rồi quẳng đấy cho mấy ông nhân viên hàng photo thích in ra sao thì in. Kết quả là bản vẽ đường nét chẳng ra đâu vào đâu, nét đậm thành nét mảnh và ngược lại. Trong khi thật ra việc đặt nét in và tạo file ctb cho riêng mình rất đơn giản, chỉ cần chỉ 1 lần là làm tốt. Lần sau chỉ việc copy file nét vẽ (*.ctb)của mình ra hàng là bản vẽ của mình đẹp như ý muốn.<br>4.<b> Không biết cách sử dụng màu nét vẽ </b><br>Đây là hậu quả của việc ko tự mình in bản vẽ nên cũng ko biết quan tâm đến màu của nét vẽ. Bởi màu của nét vẽ quyết định độ đậm hay mảnh của đường (các công ty thiết kế của ta hầu như không sử dụng độ dày bản thân của nét để làm độ dày , chủ yếu dùng màu) nên việc quyết định đường nào màu gì rất quan trọng. Các công ty thiết kế chuyên nghiệp như Cty tư vấn điện 1 thậm chí còn quy định cụ thể màu sắc nét cho tất cả các bản vẽ, ko được phép thích dùng màu gì thì dùng.<br>5. <b> Không để ý đến text scale, linetype scale
Tích lũy kinh nghiệm
43 yếu tự chỉ bảo, truyền miệng cho nhau nên bản vẽ rất lôm côm, chữ ghi chú và ghi kích thước to nhỏ lẫn lộn, nhiều khi không đọc được cũng mặc kệ. Bản vẽ của công ty mình chỉ cho phép 2 cỡ chữ: cỡ chữ lớn khi in ra cao 4mm để ghi tiêu đề, tên mặt cắt... cỡ chữ nhỏ khi in ra cao 2mm để ghi chú thích bình thường, ghi kích thước. Cùng lắm cũng chỉ có thêm cỡ chữ cao 3mm trong 1 số trường hợp đặc biệt.<br> Lại còn linetype scale nữa. Nhiều SV mình chả hiểu sao ko thèm quan tâm đến cái này. Đến nỗi bản vẽ in ra, đường nét đứt, đường trục thành đường nét liền hết, hoặc chả thấy đâu cả (vì để scale quá lớn)... Thế mà cũng cứ thế mang lên bảo vệ đồ án.<br> Được cái giáo viên cũng dễ tính, mấy cái lỗi trình bày kiểu thế, chả bao giờ nhắc nhở sinh viên, chỉ quan tâm đến hình vẽ đúng hay sai. Rốt cục là đến khi ra trường, bản vẽ cứ như của người mới biết vẽ.<br> Một vài nhận xét nhỏ mang tính cá nhân, dù sao cũng mong các bạn sinh viên trường mình để ý để bản vẽ được chuyên nghiệp hơn!
À, em nghe nói về sau các anh còn có kiểu Exref gì gì nữa cơ, hay lắm, mở bản vẽ nhẹ không hà.
Tôi là một cựu sinh viên nên có vài lời khuyên giúp các bạn vẽ tốt
hơn.<br>1. Bạn nên vẽ kích thước thật. sẽ không lâu khi bạn đã thành thục. Việc này sẽ giúp tính toán khối lượng một cách chính xác, khi lắp ghép với bản vẽ khác một cách dễ dàng, khi vẽ các mặt cắt, hình chiếu sẽ dễ dàng và đúng như học vẽ kỹ thuật.<br>2. Nên chuẩn hoá nét vẽ và màu vẽ: Bạn nên quy định cho mình một chuẩn nhất định, ví dụ màu 1 là mầu đậm, màu 8 là màu nhạt. việc quy định này có tính chất tương đối nhưng bạn nên quy định sao cho khi xem bản vẽ trên máy dễ nhìn. Bạn nên tham khảo ai đó đi trước và tất cả các BV sau đó nên vẽ theo chuẩn đó.<br>3. Nên thể hiện bản vẽ đơn giản dễ nhìn, đầy đủ kích thước các chiều. Cao độ công trình ( nhất là trong BV CTTL). Việc này giúp bạn vẽ đúng và kiểm tra dễ dàng.<br>4. Phải dùng layout. Đây là cách vẽ chuyên nghiệp: vì đơn giản là nó giúp ta vẽ tất cả các mặt cắt , chi tiết theo kích thước thật.<br>Layout giúp ta xắp xếp các MC, chi tiết đẽ dàng, quản lý bản vẽ tốt. Tôi khuyên các bạn nên dùng <font
size=4>Layout</font id=size4> <br> Vì đơn giản vẽ trong model chỉ là vẽ nháp. Dùng layout cũng dễ dàng. Bạn thử xem?<br>5. Nên dùng lệnh tắt và các lisp hỗ trợ giúp ta vẽ nhanh hơn. ( Đừng dùng nhiều menu và thanh công cụ sẽ làm bạn vẽ lâu hơn, chỉ dùng khi không nhớ lệnh tắt và một số lệnh ít dùng).