Thực trạng về tính cạnh tranh trong ngành đối với công ty gạch ốp lát Hà Nội

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM Ở CÔNG TY GẠCH ỐP LÁT HÀ NỘI (Trang 32 - 33)

3) công ty gạch men Thanh Thanh

4) công ty gạch ốp lát Thái Bình

5) công ty liên doanh Taicera

6) công ty gạch men Đà Nẵng … 4 3 2 1 3 1 4 3 1 1 1 1 Long An Hà Nội TP.HCM Thái Bình Đồng Nai Đà Nẵng

Biểu 2.10 : Dự kiến nâng công suất của một số doanh nghiệp năm 2001 ( Nguồn : Tạp chí nghành tháng 2/2001).

Chính vì vậy, nhu cầu của thị trường đối với mặt hàng gạch ốp lát có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phân phối sản phẩm của công ty gạch ốp lát Hà Nội. Mặc dù trong những năm qua, sản phẩm của công ty sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó nhưng không phải là thuận lợi. Để tiêu thụ được hết sản phẩm công ty đã phải thực hiện hàng loạt các chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ, đôi khi những chính sách này lại không hoàn toàn có lợi cho công ty. Do vậy, nhu cầu của thị trường phát triển chậm gây nên nhiều khó khăn cho công ty trong việc phân phối sản phẩm.

2) Thực trạng về tính cạnh tranh trong ngành đối với công ty gạch ốp lát Hà Nội . Nội .

Mức độ cạnh tranh trong một ngành phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: số lượng doanh nghiệp, sự khác biệt về sản phẩm, hàng rào gia nhập… Trong ngành sản xuất gạch ốp lát hiện nay với sự tham gia của 22 doanh nghiệp nằm rải rác trên phạm vi cả nước. Điều đó dẫn đến trong ngành có sự cạnh tranh hết sức gay gắt và khả năng chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp bị hạn chế.

Đối với công ty gạch ốp lát Hà Nội mặc dù đã chiếm lĩnh được phần lớn khu vực miền Bắc nhưng trong thời gian không xa thì khả năng này của công ty có thể

bị suy giảm bởi vì trong khu vực thị trường này ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với công ty. Các doanh nghiệp này ngày càng khẳng định được mình và là đối thủ trực tiếp của công ty. Ngoài ra với chiến lược mở rộng thị trường của các doanh nghiệp đã có uy tín như Đồng Tâm, Taicera… thì có sự ảnh hưởng rất lớn của công ty. Một mặt công ty phải cạnh tranh với các đối thủ ngay tại thị trường miền bắc, mặt khác để mở rộng thị trường khi vực miền trung và miền nam công ty phải cạnh tranh với các đối thủ đặt trụ sở tại các khu vực đó.

Ngoài ra, cũng như nhiều công ty khác trong nước, công ty gạch ốp lát Hà Nội còn phải đối mặt với sự cạnh tranh của hàng nhập lậu của Trung quốc. Những loại hàng này tuy có chất lượng kém hơn nhưng nó lại đi sâu vào tâm lý người tiêu dùng Việt Nam. Đồng thời, trong thời gian không xa khi nước ta chính thức gia nhập hiệp hôi AFTA với việc mở rộng thị trường của các nước trong khu vực thì sự ồ ạt xâm nhập thị trường của các công ty trong khu vực là một thách thức lớn đối vơí công ty. Không những các sản phẩm này có chất lượng cao, mẫu mã đẹp mà nó còn có giá thành hạ. Do đó, công ty cần phải chuẩn bị nhằm đối phó, cạnh tranh với các đối thủ tiềm tàng này.

Như vậy, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt đối với sản phẩm gạch ốp lát đã có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động phân phối sản phẩm của công ty gạch ốp lát Hà Nội. Khả năng mở rộng thị trường, chiếm lĩnh thị trường của công ty ngày càng khó khăn. Điều này dẫn đến một mặt công ty cần phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã sản phẩm, giảm giá thành. Mặt khác, các hoạt động trong phân phối sản phẩm của công ty phải được làm tốt hơn nữa.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM Ở CÔNG TY GẠCH ỐP LÁT HÀ NỘI (Trang 32 - 33)