Đơn vị không tổ chức theo dõi riêng biệt từng loại vật t trên sổ chi tiết mà chỉ theo dõi trên sổ tổng hợp Điều này sẽ gây khó khăn cho đơn vị trong việc tính giá

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AASC THỰC HIỆN (Trang 39 - 41)

theo dõi trên sổ tổng hợp. Điều này sẽ gây khó khăn cho đơn vị trong việc tính giá xuất vật t và hạch toán giá thành sản phẩm một cách chính xác

Kiểm toán viên cũng quan tâm đến tính đúng kỳ của việc ghi nhận doanh thu vào thời điểm cuối kỳ kế toán của đơn vị. Cách thức tiến hành kiểm tra đối chiếu tài liệu ở công ty B hoàn toàn tơng tự nh ở công ty A. Sự khác nhau chỉ là quy mô mẫu chọn lớn do HTKSNB của công ty B không đáng tin cậy.

Sau khi áp dụng kỹ thuật xác minh đối chiếu tài liệu đối với các khoản mục trên Báo cáo tài chính công ty A cung nh công ty B, một số sai sót đã đợc phát hiện, kiểm toán viên yêu cầu kế toán đơn vị giải thích. Đối với những trờng hợp sự giải thích không thoả đáng, đơn vị đợc kiểm toán đã chấp nhận những điều chỉnh của kiểm toán viên và sửa đổi theo bút toán điều chỉnh đó. Qua kỹ thuật này, kiểm toán viên đã có nhận định sơ bộ về các khoản mục đợc kiểm toán là không có sai sót trọng yếu nào ảnh hởng đến tình hình tài chính của đơn vị.

3. Kết thúc kiểm toán

Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng hoàn tất cho một cuộc kiểm toán. Trong giai đoạn này, bằng chứng kiểm toán mà các kiểm toán viên phải thu thập là bằng chứng về các khoản nợ ngoài ý muốn và các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán.

3.1.Xem xét các khoản nợ ngoài ý muốn

Nợ ngoài ý muốn là một khoản nợ tiềm ẩn đối với một đơn vị bên ngoài về một số tiền cha biết phát sinh từ các hoạt động đã xảy ra và phải đợc khai báo ở phần ghi chú. Để tìm ra các khoản nợ ngoài ý muốn tại công ty A và B, kiểm toán viên trớc hết thu thập Giải trình của Giám đốc để xem xét cam kết của nhà quản lý về vấn đề nợ ngoài ý muốn. Tại Báo cáo của Ban Giám đốc ở cả hai công ty mà kiểm toán viên thu thập đợc đều có ghi rõ: “Ban giám đốc khẳng định không có khoản nợ ngoài ý muốn nào phát sinh trong năm tài chính đợc kiểm toán”.

Qua đó, kiểm toán viên tiến hành các kỹ thuật cụ thể để kiểm tra tính chính xác của việc giải trình trên.

Phân tích: kiểm toán viên tiến hành so sánh số liệu trên các báo cáo hiện

hành và báo cáo các năm trớc của cơ quan thuế về các khoản thuế lợi tức và phân tích phí tổn pháp lý của kỳ đợc kiểm toán để tìm ra dấu hiệu của các khoản nợ ngoài ý muốn.

Tại công ty A, do vẫn đang trong thời gian đợc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp nên đối tợng phân tích của kiểm toán viên chỉ là những phí tổn pháp lý của kỳ trớc và kỳ hiện hành. Điểm thuận lợi là A là khách hàng cũ nên việc phân tích đối chiếu đợc tiến hành khá đơn giản vì tài liệu sẵn có. Qua đối chiếu, kiểm toán viên nhận thấy không có chênh lệch đáng kể giữa hai năm. Nhận định của kiểm toán viên là không tồn tại các khoản nợ ngoài ý muốn .

Tại công ty B, các tài liệu thuế và tài liệu liên quan đến chi phí pháp lý của năm trớc đợc doanh nghiệp cung cấp, đồng thời kiểm toán viên liên hệ với các kiểm toán viên tiền nhiệm (kiểm toán viên VACO) cung cấp tài liệu và tham khảo nhận định về tình hình nợ ngoài ý muốn của B năm trớc.Tài liệu nhận đợc cho thấy năm trớc (2002) công ty B không có khoản nợ ngoài ý muốn nào. Chi phí pháp lý của năm hiện hành tăng so với năm trớc nhng không đáng kể. Kiểm toán viên đa ra nhận định là B không có khoản nợ ngoài ý muốn nào.

Xác minh tài liệu: đối với công ty A, kiểm toán viên tiến hành xem xét các

biên bản họp Hội đồng quản trị, Hội đồng cổ đông, Biên bản họp Ban kiểm soát và biên bản các cuộc họp bất thờng khác, đồng thời xem xét các hoá đơn và các bảng kê của nhà t vấn của công ty A. Qua đó, kiểm toán viên nhận thấy không có dấu hiệu của các khoản nợ ngoài ý muốn.

Đối với công ty B để tìm ra các khoản nợ ngoài ý muốn, kiểm toán viên cũng tiến hành kỹ thuật xác minh tài liệu tơng tự nh đã thực hiện với công ty A và cũng đi đến kết luận là không có dấu hiệu nào của các khoản nợ ngoài ý muốn thông qua việc xác minh tài liệu.

Lấy xác nhận: đây là thủ tục chính để phát hiện ra các khoản nợ ngoài ý muốn. Kiểm toán viên lấy xác nhận từ ngời cố vấn pháp luật của công ty về tình trạng của các vụ kiện đang chờ xét xử. Tại công ty A cũng nh công ty B, sau khi lấy xác nhận của cố vấn pháp luật kiểm toán viên đều nhận đợc câu trả lời là

hiện nay công ty không có vụ kiện nào đang chờ xét xử .

“ ”

Nh vậy, kiểm toán viên đi đến kết luận là tại công ty A, công ty B, không có khoản nợ ngoài ý muốn nào có ảnh hởng trọng yếu đến tình hình tài chính mà không đợc chú thích trên Báo cáo tài chính .

Là việc kiểm toán viên xem xét các nghiệp vụ hoặc sự kiện phát sinh sau ngày

lập Bảng cân đối kế toán để xác định liệu có gì đã xảy ra mà có thể ảnh hởng đến cách đánh giá hoặc sự công khai các báo cáo đang đợc kiểm toán hay không. Việc soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với những khách hàng mà kiểm toán viên đánh giá là có nhiều rủi ro vì những sự kiện này rất dễ có ảnh hởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính.

Để xem xét các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ, kiểm toán viên của AASC thu thập các Biên bản họp Hội đồng quản trị, Biên bản họp Ban giám đốc của giai đoạn sau khi lập Báo cáo tài chính. Đồng thời, kiểm toán viên cũng phỏng vấn các nhà quản lý về các vấn đề liên quan nh: có sự điều chỉnh bất thờng nào hoặc có ý định điều chỉnh Báo cáo tài chính sau ngày lập BCĐKT hay không?, có khoản vay hay bảo lãnh mới ký nào không? Ngoài ra, nếu thấy cần thiết, kiểm… toán viên cũng có thể yêu cầu chuyên gia t vấn pháp luật của khách hàng cung cấp thông tin về sự hiện diện, tính hợp pháp, tính hiệu lực của các khế ớc cho vay…

Với cả hai Công ty A, Công ty B, sau khi xem xét tài liệu, phỏng vấn các nhà quản lý khách hàng, các kiểm toán viên thấy rằng không có sự kiện nào xảy ra

sau ngày kết thúc niên độ ảnh hởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính đã đợc lập

của hai Công ty này.

3.3.Tổng hợp kết quả và đa ra kết luận kiểm toán, phát hành báo cáo kiểm toán.

Sau khi các vấn đề về nợ ngoài ý muốn và sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc

niên độ kế toán đợc kiểm toán viên xem xét, kiểm toán viên đã có đợc kết luận là

hai vấn đề trên không ảnh hởng trọng yếu đến tình hình tài chính của công ty A cũng nh công ty B. Trên cơ sở đó, kết luận kiểm toán sơ bộ về tính trung thực và hợp lý của từng khoản mục trên báo cáo tài chính do các kiểm toán viên đa ra trong quá trình thực hiện kiểm toán tại hai công ty đợc giữ nguyên. Nh vậy, kết luận chung đối với toàn bộ Báo cáo tài chính của công ty A và công ty B đều đợc đa ra với ý kiến của kiểm toán viên là “ ý kiến chấp nhận toàn bộ”.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AASC THỰC HIỆN (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w