Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề trong giảng dạy giáo viên có thể vận dụng phương pháp tư duy sáng tạo nới rộng khái niệm để giải quyết vấn đề như sau:
Giáo viên vẽ 1 khung khép kín ở giữa bảng, gọi từng học sinh nêu ý kiến giải quyết vấn đề, giáo viên viết (một cách ngắn gọn) ý của học sinh theo dạng nhánh như các rẽ quạt.
Nếu các ý kiến mà học sinh đưa ra không khả thi hay chưa giải quyết triệt để vấn đề. Giáo viên sẽ gợi ý học sinh có thể lùi lại một bước để tạo cái nhìn tổng quát hơn cho vấn đề.
Giáo viên sẽ vẽ thêm 1 khung khép kín ở ngay bên trái của vòng tròn đầu tiên và viết vào đó định nghĩa rộng hơn. Liên kết hai khung bằng một mũi tên chỉ vào ý kiến mới và tiếp tục nới rộng ý kiến mới này.
IV. Kích hoạt:
Giáo viên thường dùng phương pháp động não trong giảng dạy để kích hoạt khả năng tự học của học sinh.
Giáo viên đưa ra 1 vấn đề (không hợp lý lẽ) , học sinh giải quyết dựa vào những yếu tố sau:
Vận dụng kinh nghiệm và sáng kiến mỗi người. Trong thời gian tối thiểu tùy vấn đề đưa ra. Để có được tối đa những dữ kiện tốt nhất. Tiến trình động não diễn ra như sau:
a) Giáo viên giải thích ngắn gọn, rõ ràng về cách thức động não cho mọi thành viên trong vòng tròn gồm các bước:
b) Lần lượt từng người nêu một ý kiến liên quan đến vấn đề, người sau không được nêu trùng lại ý đã nêu rồi. Quá 3 giây chờ đợi, người tới phiên mà không nêu được ý kiến thì Giáo viên mời người kế tiếp trong vòng. Ai chưa nêu được ý kiến nào sẽ phải trả nợ ở vòng sau.
c) Sau khi đã hướng dẫn cách động não, Giáo viên cho hiệu lệnh bắt đầu, cố gắng tạo bầu khí sôi nổi như trong một trò chơi thi đua.
d) Người thư ký nhanh tay ghi nhận các dữ kiện mọi người nêu vào một tờ giấy mà không cần sắp xếp ngay thành các hạng mục hay thứ tự gì cả.
e) Khi động não chấm dứt, Giáo viên cho một trò chơi nhẹ để Nhóm thư giãn trong 5 phút, trong lúc người tổng hợp sẽ cùng người thư ký hệ thống các dữ kiện vừa thu nhận thành bảng kết quả có chia các hạng mục hoặc có thứ tự trên giấy, hoặc hay nhất là trên bảng treo trong phòng.
f) Trò chơi sinh hoạt vừa xong, nhờ các dữ kiện vừa tổng hợp, Giáo viên sẽ liên kết các kiểu tư duy này với nhau và tạo thành một giải pháp mới.