0
Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Bản đồ tư duy:

Một phần của tài liệu NHỮNG NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ GIÁC HỌC TẬP CỦA HỌC (Trang 30 -30 )

Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương

tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Phương pháp này củng cố thêm khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau cũng như nâng cao khả năng nhớ theo chuỗi dữ kiện xảy ra theo thời gian. Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng được liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Cách tiến hành:

Viết hay vẽ đề tài của đối tượng xuống giữa trang giấy và vẽ một vòng bao bọc nó. Việc sử dụng màu sẽ nâng cao chất lượng và vận tốc ghi nhớ. Nếu viết chữ thì hãy cô đọng nó thành một từ khóa chính (danh từ kép chẳng hạn).

Đối với mỗi ý quan trọng, vẽ một đường (hay một đường có mũi tên ở đầu tùy theo quan hệ từ đối tượng trung tâm đối với ý phụ bên ngoài) đường phân nhánh xuất phát từ hình trung tâm (xem hình ví dụ) và nối với một ý phụ.

Từ mỗi ý quan trọng, lại vẽ các phân nhánh mới các ý phụ bổ sung cho ý đó. Từ các ý phụ này lại, mở ra các phân nhánh chi tiết cho mỗi ý.

Tiếp tục vẽ hình phân nhánh các ý cho đến khi đạt được giản đồ chi tiết nhất (hình rễ cây mà gốc chính là đề tài đang làm việc).

Lưu ý: Khi tiến hành một giản đồ ý nên:

Mỗi ý, nếu không thể dùng hình phải rút xuống tối đa thành một từ khóa ngắn gọn.

Tư tưởng nên được để tự do tối đa. Bạn có thể nảy sinh ý tưởng nhanh hơn là khi viết ra.

PHẦN III: PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI DỰA TRÊN CÁC PHƯƠNG PHÁP TƯ DUYSÁNG TẠO THÔNG DỤNG SÁNG TẠO THÔNG DỤNG

Một phần của tài liệu NHỮNG NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ GIÁC HỌC TẬP CỦA HỌC (Trang 30 -30 )

×