Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động trái phiếu C.Phủ

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Đi sâu nghiên cứu việc huy động vốn thông qua phát hành tín phiếu, công trái, trái phiếu Chính phủ (Trang 33)

1 Lý luận chung về huy động vốn dưới hình thức trái phiếu Chính phủ

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động trái phiếu C.Phủ

Trong những năm qua, hệ thống KBNN đã huy động được một lượng vốn lớn cho NSNN bằng các biện pháp và hình thức khác nhau (huy động qua thuế, phát hành trái phiếu Chính phủ). Tuy nhiên việc huy động vốn của hệ thống KBNN gặp không ít khó khăn. Do vậy, để huy động tối đa có hiệu quả nhất mọi

nguồn vốn cho NSNN qua hệ thống KBNN đòi hỏi phải xem xét đến những nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của hệ thống KBNN.

1.5.1Các nhân tố khách quan

- Nhân tố về kinh tế: từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, nền kinh tế đã tăng trưởng rõ rệt. Tuy nhiên nền kinh tế vẫn mất cân đối, lạc hậu, nguồn thu cho NSNN còn thấp ảnh hưởng lớn đến việc huy động vốn của KBNN.

- Nhân tố về thu nhập: Thu nhập bình quân đầu ngươi trong cả nước còn thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, tích luỹ trong dân cư chưa lớn, chưa đồng đều mà chỉ tập trung vào một số hộ, một số doanh nghiệp tư nhân. Trình độ dân trí thấp nên việc phát hành trái phiếu Chính phủ của Kho bạc để thu hút vốn nhàn rôĩ trong dân cư chưa đạt hiệu quả cao.

- Nhân tố lạm phát: Do tình hình lạm phát còn lớn, đồng tiền vẫn bị mất giá, do vậy rủi ro là không tránh khỏi. Dù lãi suất cao nhưng tiền mất giá thì lãi suất không bù được vốn gốc, người dân mua trái phiếu Kho bạc phải chịu lãi suất âm. Đó là lý do khiến người dân không dám mạo hiểm bỏ tiền vào mua trái phiếu Chính phủ. Do đó, lạm phát cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới việc huy động vốn của KBNN.

1.5.2Nhân tố chủ quan

- Nhân tố lãi suất: Đây là nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới việc huy động vốn. Người dân mua trái phiếu Chính phủ trước tiên phải xem xét yếu tố lãi suất vì cho Nhà nước vay cũng là đầu tư gián tiếp, mà đầu tư phải sinh lợi, ít nhất là sinh lợi đó phải bằng lợi tức bình quân của các ngành kinh tế đạt được sau khi bảo toàn vốn. Song lãi suất Chính phủ chưa hấp dẫn được người dân trong khi người dân có thói quen gửi tiết kiệm Ngân hàng vì lãi suất Ngân hàng cao hơn, linh hoạt hơn, dễ rút vốn hơn.

Thực tế đã có nhiều đợt lãi suất Ngân hàng cao hơn nên dân đã rút tiền ra chịu không hưởng lãi để quay sang gửi tiết kiệm Ngân hàng. Hiện nay lãi suất

trái phiếu Chính phủ đã phần nào hấp dẫn được dân chúng, do vậy việc huy động vốn qua phát hành trái phiếu Chính phủ ở hệ thống KBNN đã tăng lên.

- Nhân tố thông tin, tuyên truyền: Do thông tin, tuyên truyền còn hạn chế, chưa tổ chức được mạng lưới tuyên truyền rộng rãi trên địa bàn cả nước, chưa có hoạt động Marketing chuyên sâu nên người dân chưa quen với trái phiếu Chính phủ. Tập quán cho Nhà nước vay dài hạn chưa hình thành vững chắc trong dân cư nên họ chưa tin vào tương lai của việc mua trái phiếu.

- Nhân tố về tổ chức công tác huy động vốn: Việc tổ chức phát hành trái phiếu Chính phủ tại các địa bàn như thế nào cũng là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn tới việc huy động vốn.

Chương 2

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Đi sâu nghiên cứu việc huy động vốn thông qua phát hành tín phiếu, công trái, trái phiếu Chính phủ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w