Biểu diễn tri thức:

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn biểu diễn tri thức và suy luận Tìm hiểu về COKB-ONT và ứng dụng giải bài toán vật lý điện 1 chiều (Trang 31)

IV. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH COKB TRONG BÀI TOÁN ĐIỆN 1 CHIỀU VẬT LÝ

8.Biểu diễn tri thức:

- Ở bài toán này, ta nhận thấy, với mỗi đoạn mạch là một đối tượng tính toán bao gồm 3 thành phần là điện trở R, cường độ dòng điện I, hiệu điện thế U. Tập hợp tất cả các đoạn mạch ta có một mô hình tri thức bao gồm nhiều đoạn mạch có các mối liên hệ với nhau theo 2 loại quan hệ là quan hệ nối tiếp giữa 2 đoạn mạch và quan hệ song song giữa 2 đoạn mạch. Các yếu tố trong mỗi đoạn mạch có liên quan đến nhau phụ thuộc vào quan hệ giữa 2 đoạn mạch.

- Từ phân tích trên, ta có thế áp dụng mô hình mạng các đối tượng tính toán COKB để giải bài toán này.

{ C,R,Rules}

o Tập hợp các đối tượng tính toán C: Gồm đối tượng đoạn mạch, hiệu điện thế U, điện trở R, cường độ dòng điện I. Trong đó, U,I,R được biểu diễn chung là đối tượng cơ bản mang giá trị là số thực. Đối tượng đoạn mạch chứa 1 bộ các đối tượng cơ bản U,I,R.

• C = {doanmach, base} , ta có các đối tượng được biểu diễn như sau:

• Doanmach : { base(U),base(I),base(R) }

• Base (U) : giá trị thực

• Base (I) : giá trị thực

• Base (R) : giá trị thực

o Tập hợp các quan hệ R: Gồm các quan hệ bằng nhau (=) giữa các đối tượng cơ bản U,I,R trong các đoạn mạch và quan hệ nối tiếp (nt), song song (//) giữa 2 đoạn mạch. Mỗi quan hệ giữa 2 đoạn mạch sẽ hợp thành một đoạn mạch mới tương đương, ta sử dụng quan hệ tương đương (~) để biểu diễn tính chất trên. Quan hệ (.) được sử dụng để biểu diễn đối tượng thuộc tính của một đối tượng lớn hơn.

• R = {nt,//, ~,=,.}

• Ta biểu diễn các quan hệ như sau:

 Doanmach12 ~ <nt, doanmach1,doanmach2> : (đoạn mạch ngoài <””> là đoạn mạch hợp thành của 2 đoạn mạch nối tiếp trong <””>)

 Doanmach12 ~<//,doanmach1,doanmach2>

 Base12 ~ <=,”công thức tính toán”> : (base ở ngoài <””> sẽ được tính bằng công thức trong <””>

 Doanmach.base(I) : gọi đối tượng I của đoạn mạch

 Ví dụ:

 d12 ~ <nt,d1,d2>

 d1.R ~ <=,(d12.R*d1.R)/(d1.R-d12.R)>

 d1.I ~ <=,d12.I>

o Tập hợp các luật Rules: Gồm những luật dẫn có dạng if <GT> then <KL>, với GL và KL là tập hợp các sự kiện (quan hệ). Mỗi một luật bao gồm các đối tượng có trong luật, các quan hệ giả thiết và các quan hệ kết luận.

Element : doanmach : d1; doanmach d2;… // các yếu tố có trong luật Hypothesis : <quan hệ gt 1> ; <quan hệ gt 2>; … // các giả thiết Conclusion : <quan hệ kl 1>; <quan hệ kl 2>;… // các kết luận

Ví dụ 1:

RuleType: Ohm

Element : doanmach : d1

Hypothesis : d1.I ~ <=,value>;d1.U ~ <=,value> Conclusion : d1.R ~ <=,d1.U/d1.I>

Vi dụ 2:

RuleType : Noitiep

Element : doanmach : d1; doanmach : d2; doanmach : d12

Hypothesis : d12 ~ <nt,d1,d2>; d1.U ~ <=,value>; d2.U ~ <=,value> Conclusion : d12.U ~ <=,d1.U+d2.U>

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn biểu diễn tri thức và suy luận Tìm hiểu về COKB-ONT và ứng dụng giải bài toán vật lý điện 1 chiều (Trang 31)