Công tác cốp pha : Yêu cầu thiết kế :

Một phần của tài liệu thuyết minh đồ án tổ chức thi công đúc bê tông cốt thép toàn khối - thi công trạm bơm (Trang 30)

- Yêu cầu thiết kế :

+ Ổn định, chính xác, đúng kích thước, hình dáng, dễ sử dụng, bền lâu

+ Để an tồn ván khuơn, cột chống phảo thiết kế chịu đựng mọi tải trọng khơng bị hư hỏng sụp đổ trong sử dụng, khơng dây nguy hiểm cho người và cơng trình khi thi cơng.

+ Tiết kiệm thời gian thi cơng, giá thành hạ

- Cốp pha là ván khuôn tạo hình kết cấu công trình, giữ cho vữa bê tông không chảy ra . Còn bộ phận chống đở cốp pha và những cầu tạm để các xe vận chuyển và người qua lại gọi là dàn giáo và sàn công tác.Trước khi xây dựng một công trình bê tông vĩnh cửu, ta phải xây dựng một công trình tạm có hình đúng như vậy, đó là công trình cốp pha. Cốp pha phải đáp ứng những yêu cầu sau :

+ Phải đúng kích thước các bộ phận của công trình đúc.

+ Phải bền, cứng, không biến dạng, cong vênh và phải ổn định.

+ Phải sử dụng được nhiều lần (Do dùng cĩp pha FUVI nên cĩ thể luân chuyển tới 100 lần)

+ Phải nhẹ và tiện nghi, để dể lắp và dể tháo dở.

+ Các khe nối ván phải kín khít để nước xi măng khỏi chảy rỉ ra.

+ Đối với cốp pha gổ ván phải dày trên 25mm, phẳng ,không mục nát, cạnh ván phải bào thẳng để khi ghép không hơ.û

SVTH : Đặng Ngọc Tồn_80502978 Trang 31

+ Muốn cho bê tông không dính vào mặt trong tấm cốp pha gổ và dể bóc dở thì phải bào nhẳn mặt trong tấm cốp pha, phải lót giấy, quét nước vôi hoặc dầu thải trước khi đúc bê tông.

+ Cốp pha cũ đem dùng lại phải cạo rửa thật sạch hết những vữa xi măng, phải xác định các cao trình đáy móng, cao trình sàn tầng dưới, cao đáy dầm, cao trình đáy sàn. Đánh dấu trục công trình và cao độ phải ở vị trí làm thuận lợi cho việc lắp dựng và kiểm tra ván khuôn , tránh tình trạng khi kiểm tra bị vướng dàn giáo quá nhiều , hoặc khi di chuyển trục , cao độ từ vị trí này đến vị trí khác gặp khó khăn (do không kết hợp tốt giữa người đánh dấu với người lắp đặt ván khuôn , dàn giáo) . + Đối với các loại ván khuôn cột tường … nên bật mực theo chu vi bộ phận công trình (hay chân ván khuôn), để cố định chân vị trí ván khuôn được chính xác . * Các yêu cầu khi lắp dựng :

+ Vận chuyển các bộ phận :

- Vận chuyển , trục lên , hạ xuống phải nhẹ nhàng , tránh va chạm xô đẩy làm cho ván khuôn bị biến dạng . Dây treo buộc không được ép mạnh , ăn sâu vào ván khuôn .

- Trước khi vận chuyển phải kiểm tra sự vững chắc của dàn giáo , sàn thao tác , đường đi lại để đảm bảo an toàn .

- Vận chuyển hay lắp dựng ván khuôn trên khối bê tông đã đổ xong phải được cán bộ kỹ thuật phụ trách đồng ý .

- Trụ chống của dàn giáo phải dựa trên nền vững chắc , không trượt . Diện tích mặt cắt ngangcủa trụ chống phải đủ rộng để khi đổ bê tông, kết cấu chống đở không bị lún quá trị số cho phép .

- Phương pháp lắp ghép ván khuôn , dàn giáo phải bảo đảm nguyên tắc đơn giản và dể tháo , bộ phận tháo trước không bị phụ thuộc vào bộ phận tháo sau .

- Khi lắp dựng ván khuôn phải căn cứ vào mốc trắc đạt trên mặt đất (cho vị trí và cao độ) , đồng thời phải dựa vào bản thiết kế thi công để bảo đảm kích thước , vị trí tương quan giữa các bộ phận công trình không gian . Đối với các bộ phận trọng yếu của công trình , phải đặt thêm nhiều điểm khống chế để dể dàng trong việc kiểm tra đối chiếu .

- Khi cố định ván khuôn bằng dây giằng và móc neo , dây móc phải chắc và không bị tuột , dây phải thật căng để khi chịu lực ván khuôn không vị biến dạng .

- Dàn giáo , nếu có điều kiện nên ghép thành mảng rồi mới dựng lên. Phải ghép thành những mảng vững chắc .

- Mặt tiếp giáp giữa khối bê tông đã được đổ trước , cũng như khe hở giữa các ván khuôn phải đảm bảo không cho cữa xi măng chảy ra ngoài .

SVTH : Đặng Ngọc Tồn_80502978 Trang 32

- Khi ghép dựng ván khuôn , phải chừa lại một số lổ thích đáng ở bên dưới để khi rửa ván khuôn và mặt nền , nước và rác bẩn có chổ để thoát ra ngoài. Trước khi đổ bê tông , các lổ này phải được bịt kín lại.

- Nên tránh dùng ván khuôn ở tầng dưới làm chổ dựa cho ván khuôn ở tầng trên . Trường hợp cần thiết phải dùng cách đó thì ván khuôn tầng dưới không được chuyển dịch mà phải đợi bê tông tầng trên đạt đến cường độ theo yêu cầu mới được tháo dở ván khuôn tầng dưới .

+ Khi ván khuôn và dàn giáo đã dựng xong phải kiểm tra và nghiệm thu theo :

- Thời gian nghiệm thu :Trước khi đặt cốt thép

- Mục đích yêu cầu nghiệm thu là trành hậu quả sau này, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và ba yếu tố đầu tiên.

• Nội dung kiểm tra :

- Kiểm tra tim, cột, vị trí

- Kiểm tra hình dáng kích thước

- Kiểm tra mặt phẳng,các khe nối, khe hở - Kiểm tra sự ổn định

- Độ chính xác của ván khuôn so với thiết kế . - Độ chính xác của các bộ phận đặt sẳn .

- Độ chặt , kín giữa các tấm ván khuôn với mặt nền .

- Sự vững chắc của ván khuôn và dàn giáo (chú ý các chổ nối và chổ tựa) . - Kiểm tra độ chính xác ở những bộ phận của ván khuôn , phải tiến hành bằng

máy trắc đạt hay bằng những dụng cụ khác như : dây dọi, thước … Khi kiểm tra phải có những phương tiện cần thiết để có thể kết luận được về độ chính xác của ván khuôn theo hình dạng , kích thước và vị trí

- Sai lệch về vị trí và kích thước ván khuôn và dàn giáo đã dựng xong không được vượt quá những trị số cho phép .

Trong quá tình đổ bê tông phải thường xuyên kiểm tra hình dạng và vị trí của ván khuôn , nếu có biến dạng do dịch chuyển phải xữ lý kịp thời .

Một phần của tài liệu thuyết minh đồ án tổ chức thi công đúc bê tông cốt thép toàn khối - thi công trạm bơm (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)