CỦA KHÁCH HÀNG.
So sánh doanh thu bán chịu năm nay với năm trước
Tăng hay giảm các khoản phảI thu
So sánh số dư cuả khách hàng có số dư nợ vượt quá một giới hạn nào đó so với năm trước
Sai sót ở tàI khoản phảI thu
So sánh giữa số dư của tàI khoản phảI thu với doanh thu bán chịu của năm nay so với năm trước
Tăng hay giảm khoản thu được từ khách hàng
NgoàI việc so sánh chung, kiểm toán viên cần duyệt lạI các bảng kê nợ phảI thu để chọn ra một số khách hàng có mức dư nợ vượt qua một số nào đó, hoặc có số dư kéo dàI trong nhiều năm để nghiên cứu thêm.
Từ việc tìm hiểu các thủ tục kiểm soát nội bộ và thực hiện các thủ tục phân tích kiểm toán viên sẽ tiến hành khoanh vùng sai sót, tập trung vào việc thiết kế các kiểm tra chi tiết theo các mục tiêu kiểm toán đặc thù.
+ Các khoản phảI thu được tính toán đúng đắn.
Số liệu chi tiết tàI khoản phảI thu phải nhất quán với các sổ phụ có liên quan, số tổng hợp lạI tương ứng với số liệu trên sổ tổng hợp. Có thể chọn một số mẫu bao gồm các số dư cá biệt, đối chiếu với sổ chi tiết các khoản phảI thu để kiểm tra đúng đắn về tên khách hàng, số dư và tàI khoản nợ.
+ Các khoản phảI thu là có thật.
Kiểm toán viên yêu cầu khách hàng cung cấp bảng kê khách nợ, chọn mẫu và tiến hành gửi thư xác nhận. Việc chọn khách hàng nợ để gửi thư xác nhận phụ thuộc vào:
- Tính trọng yếu của các khoản phảI thu, nếu các khoản phảI thu thực sự là trọng yếu theo đánh giá của kiểm toán viên thì cần phảI có dung lượng mẫu lớn hơn.
- Số lượng các khoản phảI thu.
- Kết quả hiểu biết về cơ cấu kiểm soát nội bộ của khách hàng và việc thực hiện các thủ tục phân tích.
- Kết quả xác nhận của năm trước.
- Thời gian của khoản nợ (đã quá hạn)
Sau khi tiến hành chọn khách hàng để xác minh các khoản phảI thu, kiểm toán viên có thể yêu cầu công ty khách hàng gửi thư xác nhận dưới sự kiểm soát của kiểm toán viên hoặc do kiểm toán viên tự tiến hành. Hình thức thư xác nhận thông thường bao gồm hai loạI là: Thư xác nhận loạI tích cực (yêu cầu khách hàng trong trường hợp nào cũng gửi thư lạI cho dù có sự thống nhất hay không về số liệu cần xác minh) và loạI không tích cực (chỉ gửi thư trả lời trong trường hợp có sự chênh lệch về số liệu). Tuy nhiên trên thực tế thông thường kiểm toán viên hay
sử dụng loạI thứ nhất bởi cách này tuy có tốn kém và mất thời gian nhưng thể hiện rõ sự hợp tác hay bất hợp tác của khách hàng nợ, hơn nữa hình thức xác nhận tích cực đem lạI bằng chứng và độ tin cậy cao hơn so với các xác nhận không tích cực. Do đó, kiểm toán viên thường gửi thư xác nhận tích cực đến những khách hàng có số dư lớn còn những khách hàng có số dư nhỏ (theo đánh giá của kiểm toán viên) thì gửi thư xác nhận theo hình thức không tích cực.
Thư xác nhận thường được gửi cận hoặc sau ngày lập báo cáo tài chính để tránh các rủi ro có thể xảy ra. Trong trường hợp khách nợ không đáp ứng yêu cầu xác nhận (không nhận được thư trả lời sau hai hoặc ba lần gửi thư xác nhận ) kiểm toán viên phảI tiếp tục kiểm tra với các khoản thu tiền mặt sau đó đối chiếu số liệu trên sổ cáI với hoá đơn bán hàng.
+ Các khoản phảI thu được ghi sổ đầy đủ.
Khi khảo sát mục tiêu này kiểm toán viên thường sử dụng thủ tục khảo sát chính thức nghiệp vụ kết hợp với thủ tục phân tích (như đối với khoản mục doanh thu).
Còn trong khảo sát chi tiết số dư tàI khoản phảI thu kiểm toán viên tiến hành cộng số dư của các tàI khoản phảI thu trên sổ chi tiết và so sánh với số ghi trên sổ cái.
+ Các khoản phảI thu được ghi đúng kỳ.
Việc xem xét mục tiêu này cũng gắn liền với tính đúng kỳ của khoản doanh thu. Vì vậy, việc thực hiện mục tiêu này đã được đề cập kết hợp với việc kiểm toán khoản doanh thu như đã trình bày ở trên.
Thứ tư: Thực hiện thử nghiệm tuân thủ và thử nghiệm cơ bản đối với khoản dự phòng nợ phảI thu khó đòi và việc xử lý các khoản phảI thu không thu hồi được.
Khoản dự phòng nợ phảI thu khó đòi là những khoản giảm tàI sản của doanh nghiệp (cụ thể là giảm khoản phảI thu) mà theo ước tính của doanh nghiệp trong tương lai sẽ không thể thu hồi được.
Còn các khoản không thu hồi được là những khoản khách hàng nợ song doanh nghiệp thực sự không có khả năng thu hồi mặc dù đã cố gắng đòi nợ. Thông thường với một doanh nghiệp có hệ thống kiểm soát nội bộ lành mạnh thì việc quản lý chặt chẽ các khoản này thể hiện ở những mặt sau.
- Lập bảng phân tích tuổi nợ, xem xét những khách hàng đã qúa hạn mà
chưa thanh toán, gửi thư thúc nợ, lập dự phòng phảI thu khó đòi đồng thời phảI đIều tra nguyên nhân tạI sao khách hàng không thể trả nợ được.
- Với những khách hàng thật sự không có khả năng thanh toán thì việc xoá sổ các khoản nợ đó phảI được phê duyệt bởi những người có đầy đủ thẩm quyền, hoàn nhập dự phòng, tiến hành xoá nợ sau đó vẫn phảI tiến hành theo dõi trên tàI khoản 004 “Nợ phảI thu khó đòi” để tiến hành tiếp tục đòi nợ.
Sau khi thực hiện các thử nghiệm tuân thủ, kiểm toán viên có thể dùng các thủ tục phân tích sau đây để tiến hành phân tích tính thích hợp của các khoản dự phòng nợ phảI thu và việc xử lý các khoản không thu hồi được.