Các chuẩn mạng di động

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-KHẢO SÁT MÃ DÒNG VÀ ỨNG DỤNG (Trang 100)

GSM là tên viết tắt của Hệ thống thông tin di động toàn cầu (Global System for Mobile Communications). Đây là một chuẩn dành cho mạng thông tin di động và hiện nay đƣợc sử dụng rất phổ biến trên thế giới. GSM đƣợc công bố vào năm 1982 và đƣợc xem là chuẩn mạng thế hệ thứ hai (Second Generation – 2G). GSM dùng mô hình

mạng chia ô (cellcular network). Mạng này đƣợc phân thành nhiều ô (cell) với năm loại kích thƣớc ô khác nhau. Điện thoại di động sẽ đƣợc kết nối vào mạng GSM bằng cách tìm kiếm ô gần nó nhất. Để đƣợc mạng GSM xác nhận, mỗi điện thoại phải có một mođun xác nhận người đăng ký (Subscriber Identity Module) hay còn đƣợc gọi đơn giản là thẻ SIM. Mạng GSM hoạt động trên nhiều băng tần khác nhau. Các băng tần đƣợc sử dụng nhiều nhất là 900 MHz và 1800 MHz.

UMTS ra đời sau GSM và đƣợc xem là chuẩn mạng thuộc thế hệ thứ ba (Third Generation – 3G). UMTS là tên viết tắt của Hệ thống viễn thông di động toàn cầu

(Universal Mobile Telecommunications System). So với GSM mạng UMTS có tốc độ truyền tải cao hơn do sử dụng kĩ thuật trải phổ (wideband). Về lý thuyết tốc độ truyền tải tối đa của mạng UMTS có thể lên đến 45Mbit/s. UMTS sử dụng cặp dải băng tần riêng cho thao tác tải lên (upload) và tải xuống (download). Cặp băng tần này thay đổi tùy vào mỗi quốc gia và chuẩn loại UMTS sử dụng.

ESP là chuẩn mạng đƣợc phát triển từ UMTS và hiện vẫn còn đang đƣợc nghiên cứu và xây dựng. EPS là tên của hệ thống gói tin tiến hóa (Elvovled Packet System). Chuẩn mạng này thuộc thế hệ thứ tƣ (4G) và kế thừa các ƣu điểm từ hai chuẩn mạng GSM và UMTS. Có hai chuẩn đƣợc quan tâm nhiều trong EPS là chuẩn LTE (Long Term Evolution) và chuẩn SAE (Service Architecture Evolution). LTE quan tâm đến sóng

Trang 100

truyền và giao tiếp (Interface) với thiết bị, trong khi SAE quan tâm đến việc xây dựng

mạng lõi (Core Network).

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-KHẢO SÁT MÃ DÒNG VÀ ỨNG DỤNG (Trang 100)