Mô hình nghiên cứu được điều chỉnh theo thực tế khảo sát

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng Thương mại điện tử ở Việt Nam (Trang 33)

Nhận thức về tính dễ sử dụng

Nhận thức về sự hữu ít liên quan đến thông tin Nhận thức về sự hữu ích liên quan đến dịch vụ và sảnphẩm Thái độ sử dụng TMDT ở Việt Nam Thái độ sử dụng TMDT ở Việt Nam

CHƯƠNG 6: ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Căn cứ vào mức độ tác động của từng yếu tố đến thái độ mua hàng của người tiêu dùng trên mạng Internet đã phân tích trong phương trình hồi quy, căn cứ vào kết quả hồi quy, xin đề xuất các nhóm giải pháp gợi ý để các doanh nghiệp xem xét và thực hiện

Nhận thức về tính dễ sử dụng

Doanh nghiệp cần quy định cụ thể các loại thẻ thanh toán mà hệ thống giao dịch điện tử của doanh nghiệp chấp nhận. Trong thời gian gần đây, người dân Việt nam đã đang dần làm quen với các loại thẻ thanh toán điện tử như: rút tiền tự động (ATM), thẻ tín dụng (Credit card), thẻ ghi nợ (Debit card)…Tuy nhiên, không phải cá nhân nào cũng có đầy đủ các loại thẻ này, vì vậy doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ và chọn lựa loại thẻ thanh toán phổ biến để tất cả chủ thẻ thanh toán có cơ hội tiếp cận với trang web thương mại của mình, làm được điều này chính là doanh nghiệp đã tạo điều kiện thuận tiện trong thanh toán điện tử cho khách hàng. Các doanh nghiệp có thể rút ra bài học kinh nghiệm từ việc bán vé trực tuyến của hãng Hàng không Pacific Airline vừa qua: trong thời gian đầu triển khai thì hãng chỉ áp dụng cho duy nhất loại thẻ tín dụng Visa card cho nên chỉ có khách hàng nào có loại thẻ thỏa yêu cầu thì mới có thể tham gia đặt hàng và mua bán, điều này vô tình doanh nghiệp đã hạn chế cơ hội gia tăng doanh thu cũng như đánh mất khách hàng tiềm năng.

Tiếp theo ý trên, các doanh nghiệp nên tiến hành khảo sát tính phổ biến của các loại thẻ thanh toán trên thị trường để thiết lập hệ thống chấp nhận thẻ thanh toán trên mạng cho phù hợp.

Bên cạnh hình thức thanh toán trực tuyến thông qua thẻ tín dụng, doanh nghiệp có thể triển khai song song hình thức thanh toán bằng tiền mặt trao tay, chuyển khoản ngân hàng nếu như khách hàng có nhu cầu. Điều này giúp doanh nghiệp vẫn bán được hàng và tăng cơ hội mở rộng đối tượng giao dịch.

Ngoài ra, doanh nghiệp nên nghiên cứu về thói quen của người tiêu dùng Việt nam là họ thích sử dụng hình thức thanh toán nào để triển khai hình thức thanh toán trên trang web thương mại của mình phù hợp nhất.

Trong hoạt động Thương mại điện tử, tính hữu ích liên quan đến sản phẩm như tính đa dạng, thông tin cập nhật kịp thời chính xác cũng có ảnh hưởng đến thái độ mua hàng. Từ kết quả nghiên cứu cụ thể này, tác giả cho rằng các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động gia tăng tính hữu ích của sản phẩm, tăng cường kỹ thuật quảng cáo sản phẩm. Muốn thực hiện điều này, các doanh nghiệp cần phải thực hiện theo hướng sau:

Cung cấp sản phẩm đa dạng, tăng cường kỹ thuật quảng cáo sản phẩm: Gia tăng tính hữu ích của từng sản phẩm giao dịch trên mạng thể hiện ở việc: trưng bày sản phẩm đẹp, hình ảnh giống với sản phẩm thực tế và chất lượng của hình ảnh sản phẩm tốt, cung cấp sản phẩm đa dạng để thu hút, hấp dẫn người tiêu dùng có thái độ tích cực đối với Thương mại điện tử. Sản phẩm bày bán trên các cửa hàng ảo phải phong phú cả về mặt hàng lẫn chủng loại hàng. Một cửa hàng trưng bày bắt mắt với nhiều mặt hàng thì sẽ tăng cơ hội ghé thăm mua hàng của người dùng vì lúc này thái độ mua hàng của khách hàng có xu hướng tích cực.

Cập nhật kịp thời và chính xác các thông tin liên quan sản phẩm:Một trang web thương mại dù được trưng bày đẹp đến đâu nhưng các thông tin về sản phẩm như: giá cả, khuyến mãi, xuất xứ, nhà cung cấp, công dụng, … không được cập nhật kịp thời thì cũng dễ dàng gây cho người mua hàng cảm giác không hài lòng, và có thể dẫn đến sự mất lòng tin đối với trang web đó vì thái độ mua hàng lúc này của người tiêu dùng đã chuyển biến theo xu hướng tiêu cực.

Thông tin về sản phẩm càng chi tiết bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu, trang web trưng bày sản phẩm cần mô tả chính xác những gì mà người mua sẽ có được. Khách hàng sẽ rất hài lòng nếu như trên trang web bán đồ sành sứ thủy tinh, doanh nghiệp có đề cập đến các vấn đề sứt mẻ, rạn nứt…hay là những thông tin cần thiết khác có liên quan đến sản phẩm này, thậm chí những câu chuyện liên quan đến sản phẩm như là làm thế nào có được chiếc bình cổ đem từ Anh quốc về đây….

Vì vậy, muốn tăng doanh thu từ việc bán hàng qua mạng Internet thì các doanh nghiệp không thể bỏ qua yếu tố tính hữu ích liên quan đến sản phẩm bằng cách không ngừng hoàn thiện và gia tăng tính hữu ích của sản phẩm để tác động tích cực đến thái độ mua hàng của khách hàng.

Nhận thức về sự hữu ích liên quan đến thông tin

Trong Thương mại điện tử, người bán và người mua giao tiếp trong thế giới ảo, họ không biết rõ về nhau, không thấy mặt nhau thì làm thế nào để họ tin tưởng mà giao dịch với nhau? Để giải quyết vấn đềnày, các doanh nghiệp cần đảm bảo sự minh bạch và tin cậy của ba tiêu chí sau:

- Tính rõ ràng (transparency): trên trang web thương mại của doanh nghiệp phải đăng tải mọi thông tin về các điều khoản mua bán và khuyến cáo người mua nên đọc kỹ các thông tin này trước khi quyết định mua hàng.

- Tính tin cậy (reliability): bao gồm tính tin cậy trong thông tin đăng tải (doanh nghiệp phải nỗ lực trong việc đưa tin trung thực và cập nhật những thông tin này thường xuyên), tính tin cậy trong giao dịch điện tử (doanh nghiệp đảm bảo sử dụng công nghệ truyền tin an toàn), tính tin cậy về hệ thống hoạt động (doanh nghiệp đảm bảo không gây ra sai sót nghiêm trọng).

- Tính bảo mật và riêng tư (confidentiality và privacy): những thông tin về khách hàng, đặc biệt là những thông tin quan trọng như thẻ tín dụng, điện thoại,…phải được bảo mật và tôn trọng, có nghĩa doanh nghiệp không tự ý lưu trữ và bán hay sử dụng trái phép những thông tin này.

Tiếp thị trên mạng cũng cần phải có tiếp thị trực tiếp (gặp gỡ, tiếp xúc khách hàng) mới có thể thành công, bởi vì: người mua hàng rất muốn mua được sản phẩm với giá rẻ trên mạng nhưng lại ngần ngại khi ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp mà họ không có nhiều thông tin, người mua hàng chưa phải hoàn toàn quen thuộc với giao dịch thương mại kỹ thuật số.

Song song với các lợi ích rõ rệt, trước mắt cũng như lâu dài; Thương mại điện tử đã, đang, và còn tiếp tục đặt ra hàng loạt các đòi hỏi phải đáp ứng, và các vấn đề cần phải giải quyết, trên tất cả các bình diện bao gồm: doanh nghiệp, quốc gia và quốc tế. Những đòi hỏi của thương mại điện tử là một tổng thể của hàng chục vấn đề phức tạp đan xen vào nhau trong một mối quan hệ hữu cơ; và bao gồm:

Hạ tầng cơ sở công nghệ: Chỉ có thể tiến hành thực tế và một cách có hiệu quả thương mại điện tử khi đã có một hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin đủ năng lực, bao gồm hai nhánh: tính toán (computing) vàtruyền thông (communications), hai nhánh này ngoài công nghệ thiết bị còn cần phải có một nền công nghiệp điện tử vững mạnh làm nền; và hiện nay đang có xu hướng đưa cả công nghệ bảo mật và an toàn vào cơ sở hạ tầng công nghệ của thương mại điện tử. Đòi hỏi về hạ tầng cơ sở công nghệ bao gồm hai mặt: một là tính tiên tiến, hiện đại về công nghệ và thiết bị, hai là tính phổ cập về kinh tế (đủ rẻ tiền để đông đảo con người có thể thực tế tiếp cận được).

Hạ tầng cơ sở nhân lực: Hoạt động thương mại, theo đúng nghĩa của chữ "thương mại" trong "thương mại điện tử", liên quan tới mọi người, từ người tiêu dùng đến doanh nghiệp, phân phối, Chính phủ, các nhà công nghệ, nên việc áp dụng thương mại điện tử tất yếu đòi hỏi đa số con người phải có kỹ năng thực tế ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả, có thói quen làm việc trên máy tính, trên mạng máy tính, và cần phải có một đội ngũ chuyên gia thông tin đủ mạnh.

Bảo mật, an toàn: Giao dịch thương mại qua các phương tiện điện tử, trong đó mọi dữ liệu (kể cả chữ ký) đều ở dạng số hoá, đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về tính bảo mật, an toàn, tránh mất tiền, lừa gạt, thay đổi thông tin, xâm nhập dữ liệu, v.v... là các rủi ro ngày một lớn, không chỉ với người buôn bán, mà cả với người quản lý, với từng quốc gia, vì các hệ thống điện tử có thể bị kẻ xấu (thường gọi là "hacker") xâm nhập, đòi hỏi phải có các hệ thống bảo mật, an toàn được thiết kế trên cơ sở kỹ thuật mã hóa hiện đại, và một cơ chế an ninh hữu hiệu (nhất là đối với các hệ thống có liên quan tới an ninh quốc gia). Ngoài ra, còn có nhu cầu ngày càng tăng vì giữ gìn bí mật riêng tư. Hệ thống thanh toán tự động: Thương mại điện tử chỉ có thể thực hiện thực tế và có hiệu quả khi đã tồn tại một hệ thống thanh toán tài chính ở mức độ phát triển đủ cao, cho phép tiến hành thanh toán tự động (trong đó "thẻ thông minh") có vai trò đặc biệt quan trọng trong kinh doanh bán lẻ; khi chưa có hệ thống này, thì thương mại điện tử chỉ giới hạn trong khâu trao đổi tin tức, còn việc buôn bán hàng hóa và dịch vụ vẫn phải kết thúc bằng trả tiền trực tiếp hoặc qua các phương tiện thanh toán truyền thông; hiệu quả sẽ thấp, rất có thể không đủ bù đắp chi phí trang bị phương tiện thương mại điện tử.

Bảo vệ sở hữu trí tuệ: Giá trị của sản phẩm ngày nay tập trung ở "chất xám"; tài sản của con người, của quốc gia, đang quy dần về "tài sản chất xám", thông tin trở thành tài sản, và bảo vệ tài sản cuối cùng sẽ trở thành bảo vệ sở hữu trí tuệ. Vì thế trong việc truyền gửi các dữ liệu qua mạng nổi lên vấn đề bảo vệ sở hữu chất xám và bản quyền của các thông tin (hình thức quảng cáo, nhãn hiệu thương mại, cấu trúc cơ sở dữ liệu, các nội dung truyền gửi), ở các khía cạnh phức tạp hơn nhiều so với việc bảo vệ sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế vật thể.

Bảo vệ người tiêu dung: Bảo vệ người tiêu dùng là mục tiêu ngày càng được đề cao trong thương mại. Quy cách phẩm chất hàng hóa, và các thông tin liên quan trong thương mại điện tử đều ở dạng số hóa, nên người mua chịu rủi ro lớn hơn so với giao dịch thương mại vật thể; để bổ cứu, phải có cơ chế trung gian vá giám sát đảm bảo chất lượng, là một khía cạnh đang nổi lên trước thực tiễn rủi ro đang ngày càng gia tăng trong giao dịch thương mại điện tử, xâm phạm vào quyền lợi của người tiêu dùng. Môi trường kinh tế và pháp lý: Mỗi một quốc gia, thương mại điện tử chỉ có thể tiến hành khi tính pháp lý của nó được thừa nhận (biểu hiện cụ thể bằng sự thừa nhận pháp lý giá trị của các giao dịch điện tử, chữ ký điện tử, chữ ký số hóa, các thanh toán điện tử, các dữ liệu có xuất xứ từ các cơ quan nhà nước, sở hữu trí tuệ hàm chứa trong thông tin trên Website, bí mật đời tư, và bảo vệ pháp lý đối với mạng thông tin chống tội phạm xâm nhập), và có các cơ quan xác thực hoặc chứng nhận chữ ký điện tử, v.v...; Ngoài ra, còn đòi hỏi mọi doanh nghiệp, hàng hóa và dịch vụ đều đã được mã hóa thống nhất; một hệ thống thuế thích hợp để xử lý các dữ liệu và các dịch vụ mua bán qua mạng; nói cách khác, đòi hỏi phải có một môi trường kinh tế đã tiêu chuẩn

hóa ở mức cao, với các khía cạnh của thương mại điện tử được phản ánh đầy đủ trong quan hệ nội luật. Trên bình diện quốc tế, vấn đề môi trường pháp lý còn phức tạp hơn nữa, vì các trao đổi là xuyên quốc gia, đòi hỏi phải có sự hài hòa giữa các hệ thống pháp luật và hệ thống chính trị khác nhau.

Tác động văn hoá xã hội: Tác động văn hóa xã hội của thương mại điện tử xuất hiện khi sử dụng Internet làm công cụ giao tiếp, như khi tiến hành thương mại điện tử qua biên giới (với nước khác), hoặc nếu trong một quốc gia nhưng sử dụng Iternet, Web làm công cụ mạng. Internet có thể trở thành "hộp thư" giao dịch mua bán dâm, ma tuý, và buôn lậu; các lực lượng phản xã hội đưa lên Internet phim con heo, các tuyên truyền kích dục có mục đích đối với trẻ em, các hướng dẫn làm bom thư, làm chất nổ phá hoại, các loại tuyên truyền kích động bạo lực, phân biệt chủng tộc, kỳ thị tôn giáo, v.v...; Internet cũng có thể trở thành một phương tiện thuận lợi cho các lực lượng chống đối sử dụng để tuyên truyền, kích động lật đổ Chính phủ và hoặc gây rối làm loạn trật tự xã hội; ngoài ra phải tính tới tác động về cuốn hút thanh niên theo các lối sống không phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc (nếu chỉ làm thương mại điện tử trong nước, thông qua nối mạng các doanh nghiệp, sử dụng mạng quốc gia, mà không dùng Internet, thì không cần tính tới tác động tiêu cực này; nhưng nếu không lợi dụng Internet làm công cụ giao tiếp chung, mà thiết lập các mạng riêng thì không có tính kinh tế, và việc làm thương mại điện tử với nước ngoài sẽ bị hạn chế).

Lệ thuộc công nghệ: Hoa Kỳ đang khống chế toàn bộ công nghệ thông tin trên thế giới, cả phần cứng cũng như phần mềm (bao gồm phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng), chuẩn công nghệ Internet, các phần mềm tìm kiếm và trình duyệt chủ yếu cũng là của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ đã đi đầu và có nhiều thực tiễn về kinh tế số hóa và thương mại điện tử. Một khi thương mại được số hóa thì toàn thế giới sẽ chịu sự khống chế công nghệ Hoa Kỳ và các nước tiên tiến gần với Hoa Kỳ, là điều có thể đưa tới nhiều hệ quả.

Tài liệu tham khảo

[1] Bài giảng của thầy Hà Văn Hiệp [2] www.google.com.

[3]http://www.phattrienviet.com/content/view/67.html

BẢNG KHẢO SÁT

Xin chào các bạn! Chúng tôi là sinh viên khoa Quản lý công nghiệp trường Đại Học Bách Khoa TPHCM. Nhóm chúng tôi hiện đang nghiên cứu về Các nhân tố ảnh hưởng đến xu

hướng thay đổi thái độ sử dụng Thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt nam. Cuộc khảo sát

này nhằm xác định các yếu tố liên quan đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng TMĐT. Bên cạnh đó là nhận dạng những vấn đề cần được ưu tiên quan tâm. Từ đó đề xuất một số giải pháp gợi ý phù hợp

Rất mong các bạn dành chút thời gia`n để trả lời bảng câu hỏi sau đây. Xin chân thành cám ơn.

I. Thông tin cá nhân:

Xin bạn vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân sau:

Giới tính: Nam Nữ

Nghề nghiệp hiện tại của bạn? ĐÃ ĐI LÀM QLCN Khoa khác

Bạn là sinh viên năm mấy? 1 2 3 4 5

Thu nhập bình quân hàng tháng <2 triệu 2 triệu đến 4 triệu

4 đến 6 triệu 6 đến 9 triệu > 9 triệu

Đã từng sử dụng dịch vụ Thương mại điện tử? Không

II. Bảng câu hỏi:

Đối với mỗi phát biểu, xin đánh dấu vào con số phản ánh MỨC ĐỘ TÁN THÀNH

của các bạn theo thang điểm từ 1 đến 5 theo qui ước sau:

3- Không đồng ý cũng không phản đối 4- Đồng ý 5- Hoàn toàn

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng Thương mại điện tử ở Việt Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w