Bộ máy Golg i: dự trữ, sửa đổi, và đóng gói protein

Một phần của tài liệu Chuyên đề tế bào Đơn vị căn bản của sự sống (Trang 38)

Bộ máy Golgi (do Camillo Golgi khám phá) thay đổi từ loài này sang loài khác, nhưng nó bao gồm các túi màng gọi là Cisternae và các bóng màng (vescile). Cisternae được đặt xếp chồng lên nhau. Toàn bộ bộ mày dài khoảng 1 um. Bộ máy Golgi có nhiều vai trò :

- Nhận protein từ màng nội chất và sửa đổi chúng.

- Tập trung , đóng gói và phân loại protein trước khi xuất chúng đến các nội tế bào và ngoại tế bào. - Cung cấp polyscharride cho việc tổng hợp màng tế bào thực vật.

Bộ máy Golgi

Trong tế bào thực vật, ptotist, nấm và nhiều tế bào động vật không xương sống khác, các nhóm cisternae là các đơn vị riêng lẻ phân tán trong tế bào chất. Ở tế bào động vật có xương, một vài nhóm cisternae thường tạo thành một bộ máy golgi lớn và phức tạp hơn.

Dựa trên chức năng ta có thể chia bộ máy Golgi thành 3 phần : phần trên, phần giữa và phần dưới. Phần trên cisterna, bao gồm vùng cis của bộ máy Golgi, nằm gần nhất nhân nhất. Phần trên cistnae , bao gồm cùng trans, nằm gần bề mặt tế bào nhất. Phần giữa cuả cisternae nằm ở phần trung tâm của phức hệ. Ba phần của thể Golgi chứa nhiều enzyme khác nhau và thể hiện nhiều chức năng khác nhau.

Bộ máy golgi nhận protein từ mạng nội chất, đóng gói và vận chuyển chúng đi nơi khác. Ta biết rằng không có sự kết nối liên tục giữa mạng nội chất với bộ máy golgi cũng như từ bộ máy golgi với các bào quan khác. Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là protein sẽ được nhận từ bào quan này đến bào quan khác bằng cách nào? Protein có thể dễ dàng rời mạng nội chất, qua tế bào chất và vào bộ máy golgi. Thế nhưng trên đường đi, các protein có thể kết hợp với các phân tử khác hiện diện trong tế bào chất hoặc bị phân cắt nếu chúng không được bảo vệ. Sự xuất hiện của bóng màng (vesicle)có chức năng bảo vệ protein trong màng của chúng khi vận chuyển protein từ mạng nội chất sang bộ máy golgi. Khi tới bộ máy golgi thì các vesicle sẽ hòa với màng của bộ máy golgi tại vị trí cis và đưa các chất có trong chúng vào các khoang (lumen) của golgi. Và tại vị trí trans các

bóng màng sẽ được tạo ra và vận chuyển các chất chứa trong nó đi khỏi bộ máy golgi tới các nơi khác.

Tiêu thể

Tiêu thể có nguồn gốc từ một bộ phận của hệ Golgi. Tiêu thể chứa các enzyme phân huỷ và là nơi các đại phân tử như protein, polysaccarrides, acid nucleic, và acid béo bị thủy phân tạo thành các đơn phân (monomer). Tiêu thể có đường kính 1 um và bao quanh bởi màng đơn. Có nhiều tiểu thể trong tế bào tùy thuộc vào nhu cầu của của tế bào.

Tiêu thể

Lysosome là nơi phân hủy thức ăn và các vật thể lạ của tế bào. Các nguyên liệu này sẽ vào tế bào bằng con đường thực bào, được đựng trong một túi được hình thành từ màng sinh chất. Các túi đựng nguyên liệu này được di chuyển vào bên trong nguyên sinh chất và hòa tan với tiêu thề sơ cấp (primary lyosome), tạo thành tiêu thể thứ cấp (secodary lysosome), tại đây quá trình phân hủy bắt đầu diễn ra. Các enzyme trong lysosom thứ cấp sẽ nhanh chóng phân hủy thức ăn thành từng mảnh. Phản ứng này được thức đẩy nhờ môi trường acid yếu trong lysosome, tại đây pH của lysosome thấp hơn so với mội trường bên ngoài tế bào chất. Các sản phẩm của quá trình phân hủy này sẻ được di chuyển ra khỏi lysosome cung cấp các nhiên liệu và vật liệu cho các quá trình khác. Lysosome cũng là nơi phân hủy các vật liệu của chính tế bào trong một quá trình gọi là autophagy. Quá trình này liện tục xảy ra, các bào quan như ti thể sẽ bị lysosome hòa tan và phân cắt tạo thành các monomer. Các monomer sẽ ra khỏi lysosome vào tế bào chất để sử dụng lại.

Lysosome cá vai trò hết sức quan trọng. Bệnh Tay-Sachs là một ví dụ điển hình khi lysome mất chức năng phân giải lipid trong tế bào thần kinh người thì dẩn đến lượng lipid tăng cao trong tế bào và cuối cùng gây chết ở giai đoạn sớm của trẻ. Khác với các tế bào khác, trong tế bào thực vật

không có sự hiện diện cảu lysosome nhưng thay vào đó là không bào có vai trò tương tự như lysosome bởi vì chúng chứa các enzyme phân cắt.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tế bào Đơn vị căn bản của sự sống (Trang 38)