• 2 Tế bào: Đơn vị căn bản của sự sống
o 2.1 Kích thước tế bào được giới hạn bởi tỷ lệ bề mặt và thể tích o 2.2 Sự cần thiết của kính hiển vi trong quan sát tế bào
o 2.3 Màng sinh chất (plasma membrane) bao quanh tế bào
• 3 Tế bào nhân sơ Prokaryota
o 3.1 Các đặc điểm đặc trưng của tế bào nhân sơ o 3.2 Một số tế bào nhân sơ có đặc điểm đặc biệt
• 4 Tế bào của sinh vật có nhân chuẩn
o 4.1 Sự ngăn cách các khoang trong tế bào Eucaryote: chìa khoá chức năng tế bào Eucaryote
o 4.2 Các bào quan có thể được nghiên cứu bởi kính hiển vi hoặc phân lập trong phân tích hóa học
• 5 Những bào quan xử lý thông tin
o 5.1 Nhân tế bào chứa hầu hết DNA của tế bào o 5.2 Ribosome là nơi tổng hợp protein
• 6 Hệ thống nội màng
o 6.1 Mạng lưới nội chất là một nhà máy phức tạp o 6.2 Bộ máy Golgi : dự trữ, sửa đổi, và đóng gói protein o 6.3 Tiêu thể
• 7 Bào quan sinh năng lượng
o 7.1 Ti thể là nơi chuyển hoá năng lượng:
o 7.2 Các hạt quang hợp hoặc các hạt vật liệu dự trữ : o 7.3 Các loại lạp khác :
o 7.4 Hiện tượng nội cộng sinh giải thích nguồn gốc của ty thể và lục lạp
• 8 Các bào quan khác
o 8.1 Peroxisome – nơi diễn ra các phản ứng hóa học trong tế bào o 8.2 Không bào chứa nước và các dịch hòa tan
• 9 Bộ xương tế bào
o 9.1 Vi sợi: nâng đỡ và di chuyển o 9.2 Sợi trung gian
o 9.3 Vi ống: dài và rỗng
• 10 Cấu trúc ngoại bào
o 10.1 Thành tế bào thực vật chứa một lượng lớn cellulose
o 10.2 Tế bào động vật được bao bọc bởi khuôn gian bào (extracellular matrix)
Giới thiệu:
Charles Darwin đã đối mặt với tình huống cực kỳ nan giải. Trong cuốn "Nguồn gốc các loài", được xuất bản năm 1859, ông đưa ra giả thuyết về chọn lọc tự nhiên để giải thích sự xuất hiện dần dần và biến mất của những dạng động và thực vật trong thời gian dài. Nhưng ông nhận ra rằng những giả
thuyết của ông dựa trên những ghi nhận từ hóa thạch, là không hoàn chỉnh, nhất là vào lúc sự sống bắt đầu. Các hóa thạch cổ nhất trong thời của Darwin đã được tìm thấy là những sinh vật phức tạp cách đây khoảng 550 tỉ năm (kỷ Cambri). Vậy những hóa thạch trước kỷ Cambri ở đâu? Chúng chắc chắc sẽ đưa đến mối liên hệ với điểm bắt đầu của sự sống.
Như đã học ở chương 3, điều kiện trái đất có thể thích hợp cho cuộc sống cách đây 4 tỷ năm, khoảng 600 triệu năm sau khi trái đất hình thành. Nhưng cho đến gần đây, không có bằng chứng nào về cuộc sống trước thời kỷ Cambri. Quay lại thế kỷ 20, có bằng chứng về khối tảo (sinh vật đơn giản có khả năng quang hợp sống trong nước) hóa thạch bằng đá tại vùng Grand Canyon cách đây gần 1 tỷ năm.
Các nhà khoa học đã mất thêm một thế kỷ để xác định chính xác hơn khởi điểm của sự sống. Năm 1993, nhà địa chất học, William Schopf tìm thấy hóa thạch gồm một chuổi hình trụ bằng đá, có kích thước và hình dạng khá giống với cyanobacteria đương thời ("tảo lục "), ở Tây Úc cách đây 3.5 tỷ năm. Sau đó, ông dùng phương pháp phân tích hóa học là laser quang phổ học Raman và cho thấy vật này dường như có chứa C - dấu hiệu hóa học của sự sống.
Hóa thạch tảo phát hiện tại Tây Úc
Những vật thể tròn hay hình trụ bằng đá trên Trái đất hay hóa thạch từ sao Hỏa (chương 3) đã hấp dẫn nhà khoa học bởi vì học nhận thấy rằng cuộc sống không chỉ là 1 cụm đại phân tử. Đúng hơn, sự sống là các đại phân tử có thể biểu hiện các hoạt động chức năng riêng biệt bởi vì chúng được bao bọc trong 1 cấu trúc tách biệt với bên ngoài môi trường. Sự tách biệt này cho phép sinh vật sống duy trì môi trường bên trong không đổi (tính nội cân bằng). Cấu trúc sống đó dược gọi là tế bào, đó là phần nghiên cứu chính trong chương này.